ĐỀ TIỂU LUẬN THI LẠI KHOA ĐTTX III – HK.1 ĐẾN HK.6

ĐỀ TIỂU LUẬN THI LẠI

KHOA ĐÀO TẠO TỪ XA III – HK.1 ĐẾN HK.6

MÔN: VĂN HỌC PHẬT GIÁO

          Đề tài: Hình tương Đức Phật theo tư tưởng Phật giáo Đại thừa được diễn trong Đại Phương Quảng Trang Nghiêm Kinh.

Chú ý: Thí sinh chọ 4 phẩm tùy ý trong Đại Phương Quảng Trang Nghiêm Kinh và làm bài trong phạm vi 4 phẩm đó.

MÔN: LỊCH SỬ PHẬT GIÁO ẤN ĐỘ

          Đề tài: Phật giáo Ấn Độ trong thời đại Gupta (320 – 550 Tây lịch).

MÔN: LỊCH SỬ VĂN HỌC VIỆT NAM

          Đề tài: Trình bày hình ảnh con người “vượt thoát hiện thực khổ đau” qua nhân vật Thúy Kiều trong thi phẩm Truyện Kiều của Nguyễn Du.

MÔN: CÂU XÁ LUẬN

                        Đề tài:

Chọn 1 trong 2 đề tài sau:

1. Nghiên cứu triết học luận Câu-xá.

2. Nghiên cứu học thuyết nghiệp của luận Câu-xá.

MÔN: KINH TRUNG BỘ

HỌC KỲ 1

Đề:Trình bày các phương pháp đoạn trừ lậu hoặc do Đức Phật giảng thuyết và cách ứng dụng các phương pháp đó trong cuộc sống của quý vị như thế nào?

HỌC KỲ 2

Đề: Hãy trình bày những điểm tương đồng và dị biệt của hai bài KINH THÁNH CẦU (số 26) và KINH VƯƠNG TỬ BỒ ĐỀ (số 85).

Học viên đã học được điều gì qua hai hai bài kinh trên.

HỌC KỲ 3

I. Đề tài gợi ý

Chọn một trong hai đề sau:

1) Học viên chọn 2 bài kinh mà mình tâm đắc trong Trung Bộ Kinh để đối chiếu. Nêu ứng dụng 2 bài kinh đó trong cuộc sống hoặc trong nghề nghiệp của mình.

2) Học viên chọn 1 bài kinh trong Trung Bộ Kinh với một bản kinh tương đương trong Trung A-hàm để đối chiếu và nêu bài học ứng dụng cho bản thân.

MÔN: ĐẠO ĐỨC HỌC PHẬT GIÁO

1) Ứng dụng đạo đức học Phật giáo trong việc sử dụng công nghệ thông tin     thời hiện đại.

2) Ứng dụng đạo đức học Phật giáo trong học đường ngày nay.

MÔN: TRIẾT HỌC ẤN ĐỘ

Đề tài: Học viên hãy chọn 1 trong 3 đề sau:
1) So sánh Triết học Phật giáo và Triết học Ấn Độ.
2) Những nội dung căn bản của Triết học Ấn Độ.
3) Học thuyết  giải thoát của Bà La Môn trong hệ thống Triết lý của Kinh Veda.

MÔN: LỊCH SỬ PHẬT GIÁO VIỆT NAM

          Đề tài: Trình bày đặc trưng cơ bản về phong trào chấn hưng Phật giáo Việt Nam đầu thế kỷ XX.

MÔN: VĂN HỌC PHẬT GIÁO VIỆT NAM

          Đề tài: Phân tích hình ảnh con người giác ngộ giải thoát trong các tác phẩm Khóa hư lục của Trần Thái Tông.

MÔN: KINH KIM CANG

          Đề tài: Trong quá trình học tập, nghiên cứu và thực hành theo Kinh Kim Cang, hành giả tâm đắc được những gì? Hãy chia sẻ với những dẫn chứng cụ thể (Lưu ý : Học Viên có thể chọn 1 tiêu đề nhỏ trong Kinh Kim Cang mà mình tâm đắc để khai thác sâu nơi đó).

MÔN: ĐẠI THỪA KHỞI TÍN LUẬN

          Đề tài: Trong quá trình học tập, nghiên cứu và thực hành theo Đại Thừa Khởi Tín Luận, hành giả tâm đắc được những gì? Hãy chia sẻ với những dẫn chứng cụ thể (Lưu ý : Học Viên có thể chọn 1 tiêu đề nhỏ trong Đại Thừa Khởi Tín Luận mà mình tâm đắc để khai thác sâu nơi đó).

 MÔN: TRIẾT HỌC MAC –LÊNIN

          Đề tài: Hai nguyên lý cơ bản của phép biện chứng duy vật -

                 Nội dung và điểm tương đồng của nó với giáo lý Phật giáo

*Yêu cầu tiểu luận:

1) Từ 10 – 15 trang.

2) Thể thức trình bày theo quy định của Học viện.

MÔN: TRIẾT HỌC TÔN GIÁO

Đề tài: Hãy chọn một trong những vị triết gia sau đây: David Hume, Auguste Comte, Karl Marx, Emile Durkheim, Max Weber, Peter Berger, Rodney Stark; rồi trình bày nhận thức của vị triết gia đã được chọn về tôn giáo qua bốn tiêu đề:

1.     Bối cảnh xã hội mà vị đó trải nghiệm.

2.     Những quan điểm về tôn giáo mà vị đó phản bác.

3.     Những quan niệm về tôn giáo của vị đó.

4.     Những phê phán mà vị ấy nhận được.

MÔN: LUẬT HỌC ĐẠI CƯƠNG (TT.TS. Thích Viên Trí)

Đề tài: "Tìm hiểu những giá trị thực tiễn từ việc ứng dụng giới luật Phật giáo trong đời sống hằng ngày".

MÔN: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (SC.TS.TN Trí Liên)

Đề tài:

1.     Tự chọn một đề tài nghiên cứu (không được trùng với những đề tài các tăng ni sinh đã thực hiện trước đó – giả định làm trong thời gian 3 tháng), lập dàn bài chi tiết đến 4 cấp độ. (25 điểm)

2.     Dựa vào dàn bài chi tiết đã lập (ở câu 1):

a.     Viết hoàn chỉnh phần Dẫn nhập. (10 điểm)

b.     Viết hoàn chỉnh bất kỳ một luận điểm (một chương) trongphần nội dung.(15 điểm)

MÔN: TRIẾT HỌC PHƯƠNG TÂY

Đề tài:Trình bày các giai đoạn Triết học Phương Tây. Thí sinh hãy phân tích một giao đoạn Triết học mà mình tâm đắc nhất.