Đạo đức học Phật giáo

Hệ đào tạo: 
Cử nhân ĐTTX
Khóa học: 
Khóa I
Học kỳ: 
Học kỳ 6
Số tín chỉ môn học: 
3

CÂU HỎI ÔN TẬP

MÔN ĐẠO ĐỨC HỌC PHẬT GIÁO

Giảng viên: ĐĐ. Giác Hoàng

1. Quý Tăng Ni sinh/ học viên liệt kê một vài tác phẩm đạo đức học Phật giáo mà quý vị đang đọc.

2. Hãy trình bày những chức năng của môn đạo đức học Phật giáo.

3. Ông Damien Keown và  Charles S. Prebish đã nghiên cứu về đạo đức học Phật giáo qua mấy chủ đề? Hãy trình bày vài chủ đề mà Tăng Ni sinh/ học viên quan tâm.

4. Phạm vi khảo cứu môn đạo đức học Phật giáo?

5. Tình hình nghiên cứu môn đạo đức học Phật giáo ở Việt Nam và trên thế giới?

 6. Hãy viết bài kệ tiêu biểu nhất của đạo đức Phật giáo. Nêu rõ xuất xứ.

7. Hãy viết một bài kệ trong kinh Pháp Cú liên hệ đến đạo đức mà quý vị tâm đắc (không tính kệ 183).

8. Hai bài kinh tiêu biểu liên hệ đến đạo đức học Phật giáo trong Trường Bộ Kinh đã được học là bài kinh gì?

9. Hãy trình bày nội dung cơ bản của bài kinh số 27 trong Trường Bộ Kinh. Bài học đạo đức trong bài kinh như thế nào?

10. Thế nào là thập thiện nghiệp pháp? Thập thiện pháp được tìm thấy trong kinh nào trong 2 kinh đã học thuộc Trường bộ?

11. Hãy nêu nội dung cơ bản của bài kinh Giáo thọ Thi Ca La Việt. Tầm quan trọng của bài kinh này đối với người cư sĩ tại gia?

12. Hãy giới thiệu và tóm tắt nội dung căn bản một vài bài kinh tiêu biểu nói về bất thiện pháp của một vị Tỳ-kheo trong Trung Bộ kinh.  

13. Trình bày 5 yếu tố cần và đủ để đánh giá một hành động sát sanh.

14. Trong các cõi chư thiên, cõi nào có tình trạng sát sanh? Tại sao?

15. Cùng một động cơ, nhưng giết một con vật lớn với một con vật nhỏ, một con vật thông minh (bậc cao) và một con vật ngu đần (bậc thấp), tội nào nặng hơn?

16. Việc đánh giá một hành động nặng hay nhẹ có dựa vào cương vị người đó đang là hay không? Tại sao?

17. Nếu một vị Tỳ-kheo / Tỳ-kheo-ni làm chết một thai nhi, phạm vào tội gì?

18. Nếu một vị Tỳ-kheo vì lái xe bất cẩn cán chết người, vị ấy phạm vào tội gì?

19. Nếu là tu sĩ mà tự tử thì phạm vào tội gì?

20. Đao phủ có phạm vào tội sát không?

21. Chư Tăng Phật giáo Trung Quốc ăn chay được thực hiện triệt để vào giai đoạn nào? Ăn chay có phải là thực hiện điều thiện không? Tại sao?

22. Trong trường hợp người bệnh yêu cầu bác sĩ chấm dứt mạng sống sớm để tránh tình trạng đau đớn về thể xác và tổn hại vật chất của gia đình, theo quan điểm Phật giáo có nên chăng?

23. Hãy trình bày quan điểm của Phật giáo về trường hợp thai nhi được phát hiện là bị bệnh và có nguy cơ là sống không lâu sau khi được sanh ra.

24. Có mấy yếu tố để định luận tội trộm cắp? Hãy liệt kê.

25. Ở Việt Nam chúng ta, người lấy vật có giá trị bao nhiêu thì bị liệt vào tội triệt khai?

26. Lấy trộm một vật có giá trị vật chất ngang nhau thuộc của Tăng chúng và của thường nhân, trường hợp nào nặng hơn? Tại sao?

27. Đối với Tăng Ni, xin tứ vật dụng quá nhiều, làm cho bá tánh mất tín tâm với Tam bảo, vị ấy có phạm vào Ba-la-di không? Tại sao?

28. Có phương pháp nào để làm cho giảm bớt nghiệp tội? Có mấy cách?

29. Ở Việt Nam chúng ta thường tụng bộ kinh nào để sám hối? Do ai soạn, dịch?

30. Ở Việt Nam có tác phẩm nào liên hệ đến phương pháp sám hối không? Ai đã đưa nghi thức này vào sinh hoạt trong một số chùa?

31. Một người biết luật mà phạm tội với một người không biết luật mà phạm tội, ai nặng hơn? Tại sao?

32. Người biết luật mà phạm tội thì thù thắng hơn người không biết luật ở chỗ nào?

33. Thế nào là năm trọng tội?

34. Tại sao phá hoà hợp Tăng tội lại nặng?

35. Những người đưa ra các chủ thuyết sai lầm, không phù hợp với công lý vũ trụ, có tội hay không? Tại sao?

36. Tại sao giết cha/ mẹ hoặc A-la-hán tội lại nặng và đoạ vào cõi dữ?

37. Tại sao giới dâm lại trở thành giới đầu tiên của hàng xuất gia?

38. Theo bài học, có mấy tiêu chuẩn để đánh giá tà dâm?

39. Từ nguyên và định nghĩa của chữ “thiện”

40. Các đặc tính của thiện?

41. Các nguyên nhân sanh thiện tâm?

42. Theo Thắng Pháp và Duy thức học, có mấy thiện tâm sở? Hãy trình bày những tâm sở mà quý vị nhớ.

43. Hãy trình bày một vài trạng thái tâm bất thiện mà tự thân quý vị cần khắc phục.

44. Chánh ngữ, chánh nghiệp và chánh mạng thuộc về phần nào trong 25 tâm sở tịnh hảo?

45. Thế nào là chánh mạng đối với một người cư sĩ?

46. Thế nào là Chánh mạng đối với chư Tăng?  

47. Trình bày 10 nguyên nhân sanh phước theo truyền thống Phật giáo Nam truyền.

48. Tu nhân gì để thành tựu được phước đức trong 10 nguyên nhân sanh phước?

49. Thế nào là trì giới theo 3 bậc?

50. Thế nào là cung kính theo 3 bậc?

51. Sự khác biệt giữa phước báu hữu lậu và pháp độ vô lậu?

52. 10 pháp độ được tìm thấy trong kinh/luận nào?

53. Có mấy Pāramī theo truyền thống Phật giáo Nguyên Thuỷ? Hãy liệt kê và mô tả ngắn.

43. Hãy rút 10 Pāramī trong truyền thống Nguyên thuỷ thành 6 Pāramī trong truyền thống Phật giáo Đại thừa.

55. Pāramī có mấy bậc?

56. Điều kiện để Pāramī không bị nhiễm ô?

57. Yếu tố cần và đủ để pháp độ được thành tựu?

58. Đặc tính, chức năng, biểu hiện và nhân gần của các Ba-la-mật?

59. Đặc tính, chức năng, biểu hiện, nhân gần của Chân thật Ba-la-mật theo quan điểm của người dạy.

60. Bốn phương diện của trì giới ba-la-mật?

61. Bốn phương diện của tâm từ ba-la-mật?

62. Lợi ích của giữ giới đối với người cư sĩ tại gia? Đức Phật nói đoạn kinh đó ở đâu, cho ai?

63. Lợi ích của giữ giới đối với người xuất gia?

64. Có một gia đình nọ, cha ăn trộm, con đi tố cáo. Vậy việc làm của người con đó có đúng với đạo lý không? Hãy đánh giá sự kiện trên.

65. Đồng tính luyến ái có làm cho xã hội băng hoại đạo đức không? Quan điểm của Đạo Phật về vấn đề này.

66. Ăn chay có phải là một thiện nghiệp không? Tại sao?

67. Tăng/Ni nhờ Phật tử thi hay làm tiểu luận hộ. Đúng hay không? Giải thích.

68. Học viên cố ý hỏi những vấn đề mình đã tường tận để thể hiện mình trước lớp hoặc để kiểm tra trình độ Giảng viên. Hãy đánh giá tâm niệm và thái độ đó.

69. Khi cho rằng bài giảng của Giảng viên có sự khác biệt với kiến thức vốn có của mình, học viên đã cố gắng bảo vệ nhận thức cá nhân, phủ nhận lời giảng của Giảng viên. Hãy đánh giá sự kiện trên.

   70. Đi tụng đám tang, cầu siêu có nên ra giá hoặc gợi ý không? Tại sao?

 71. Có thầy A viết đơn nộp lên HĐTS GHPGVN và chính quyền, buộc tội thầy B về           tội  không giữ giới luật thanh nghiêm. Thầy B sau đó tố ngược lại là thầy A tranh chấp với thầy B để chiếm lấy ngôi tự viện mà 2 thầy đang ở. Hãy đánh giá sự kiện trên.

72. Vào lớp học trễ hoặc ra về sớm, đi ngang thầy cô giáo, tới lấy dấu vân tay rồi ngang nhiên vô/ra là một hành động đạo đức hay vô đạo đức? Tại sao? Hãy nêu phương hướng khắc phục tình trạng trên.

 73. Khi thi kiểm tra chất lượng, sinh viên hay quay cóp bài dưới nhiều góc độ và kỹ thuật.  Hãy đánh giá hành vi trên.

74. Xả rác bừa bãi trong phòng học, công sở, đường phố… là hành vi nên chăng? Nêu biện pháp khắc phục.

75.  Trình bày một thí dụ về “như lý tác ý”.  

76. Hãy đánh giá quan điểm “Dĩ trực báo oán” của Khổng Tử và “Dĩ đức báo oán” của Phật giáo.

77. Hãy nêu quả báo của sát sanh, trộm cắp, tà dâm, nói dối, uống rượu.

78. Hãy nêu quả báo của việc buôn bán chất nghiện say.

79. Đạo đức Phật giáo lập cước trên nền tảng gì?

80. Ảnh hưởng của đạo đức học Phật giáo đối với dân tộc Việt Nam.

81. Hãy nêu tóm tắt bài tiểu luận mà quý vị đang viết. 

(TẢI FILE *.PDF TẠI ĐÂY)

ĐỀ TIỂU LUẬN MÔN ĐẠO ĐỨC HỌC PHẬT GIÁO NĂM 2012

Dành cho Đào tạo từ xa khóa I

I.       Đề tài gợi ý

          Dựa vào khung sườn nội dung chương trình được học, học viên tự chọn một đề tài để nghiên cứu tại nhà.

Ví dụ, học viên có thể chọn đề tài theo các hướng như:

-        Phân tích một bài kệ, đoạn kinh, bài kinh hoặc bài cảnh sách trong Phật giáo để xác định hướng đi của đạo đức Phật giáo.

-        Phân tích di ngôn của một danh gia hoặc một vài đoạn trong tác phẩm văn học để phản ánh tư tưởng đạo đức Phật giáo.

-        Phân tích các trạng thái tâm lý tích cực và tiêu cực trong các giai thoại Phật giáo/ trong cuộc sống đời thường/ sinh hoạt của người xuất gia và tại gia.

-        Nghiên cứu ứng dụng đạo đức Phật giáo dưới góc nhìn nghề nghiệp/ quan điểm sống của cá nhân.

-        Quan điểm của Phật giáo về những vấn đề đời thường như: sống thử, đồng tính, tự tử, đạo đức học đường,… thế nào? Hay những ảnh hưởng của thực trạng cuộc sống đến đạo đức cá nhân.

-        Thế nào là đúng và sai? Ví như phân tích ý nghĩa/ lợi ích… của việc tổ chức ca múa trong các lễ hội Phật giáo ngày nay, cúng sao giải hạn đầu năm, v.v…

-        So sánh các phương diện đạo đức học Phật giáo với các tôn giáo khác.

-        Hãy giới thiệu một mẫu người đạo đức lý tưởng mà Tăng Ni học viên kính quý.

-        Dự thảo những mô hình đạo đức lý tưởng mà Tăng, Ni, học viên ưu tư.

II.   Lưu ý khi làm bài

-        Không nên sử dụng tên đề tài: quá dài (nên sử dụng câu đơn), mang tính khái quát cao (VD: Thử bàn về…, Một số vấn đề về…), thể hiện quá rõ nội dung đề tài, nói rõ kết quả nghiên cứu.

-        Phải đúng theo quy cách bài nghiên cứu, theo sự hướng dẫn của giảng viên hướng dẫn về môn phương pháp nghiên cứu, ví dụ:

+ Phần cước chú (ghi chú trích dẫn trực tiếp từ nguồn tư liệu nào) và được ghi theo thứ tự: tên tác giả, tên tác phẩm, Nxb, năm xuất bản, trang (tr. … ); hay từ nguồn trang web nào.

+ Mục lục: ghi số trang cụ thể cho từng mục.

+ Tài liệu tham khảo: ghi theo thứ tự tên tác giả, tên tác phẩm, Nxb, năm xuất bản; không liệt kê trang web (đưa nguồn trang web vào cước chú).

+ Trích dẫn nguyên văn để trong dấu “….” , và tên tác phẩm in nghiêng.

-       Sử dụng giấy A4 (210 x 297mm). Cỡ chữ: 13, Font: Times New Roman, mật độ chữ bình thường, không được nén hoặc kéo dãn khoảng cách giữa các chữ; dãn dòng đặt ở chế độ 1,5 lines; lề trên 2cm, lề dưới 2cm, lề trái 3cm, lề phải 2cm. Các tiêu đề đều in đậm.

-        Số trang: Tối thiểu 8 trang A4 (210 x 297mm); Tối đa: không giới hạn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Giáo trình Đạo đức học Phật giáo ( bài 1 - 13)

Giáo trình Đạo đức học Phật giáo (bài 14)

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Từ bài 1 đến bài 11 (click vào đây để download)

*.MP3 (Click vào tựa bài để download)

THAM KHẢO BÀI GIẢNG CỦA KHOÁ VIII

Giới thiệu chương trình (TT.TS Thích Giác Hoàng, ngày 27/11/2011)

Tổng quan đạo đức học Phật giáo (TT.TS Thích Giác Hoàng, ngày 3/1/2012)

Kinh Khởi thế nhân bổn (TT.TS Thích Giác Hoàng, ngày 6/1/2012)

Giáo thọ Thi-ca-la-viết (TT. TS Thích Giác Hoàng, ngay15/2/2012)

Phật giáo và đạo đức (SC. TS Hương Nhũ, ngày 17/2/2012)

Ngoại khoá _ Văn hoá Phật giáo (ngày 2/3/2012)

Giới sát (TT. TS Giác Hoàng, ngày 7/3/2012)

Giới trộm cắp (TT. TS Giác Hoàng, ngày 9/3/2012)

Tâm sơ thiền (TT. TS Giác Hoàng, ngày 16/3/2012)

Phước đức (TT. TS Giác Hoàng, ngày 21/3/2012)

Pháp độ (TT. TS Giác Hoàng, ngày 2/4/2012)

Câu hỏi ôn tập (TT.TS Giác Hoàng, ngày 11/4/2012)

Ôn tập lần cuối

* ĐÀO TẠO TỪ XA

Tổng quan về Đạo đức học 1 (TT. TS Giác Hoàng, ngày 5/3/2012)

Tổng quan về Đạo đức học 2 (TT. TS Giác Hoàng, ngày 5/3/2012)

Bài 3 + 4 (TT.TS Giác Hoàng, ngày 14/4/2012)

5 giới căn bản (TT.TS Giác Hoàng, ngày 15/4/2012)

Phước báu (TT.TS Giác Hoàng, ngày 15/4/2012)

Ba La Mật (TT. TS Giác Hoàng, ngày 29/4/2012)

Ba La Mật p.2 (TT. TS Giác Hoàng, ngày 29/4/2012)

Ôn tập kiểm tra viết HK 6 (TT. TS Giác Hoàng, ngày 29/4/2012)

Ôn tập học kỳ 6 (TT. TS Giác Hoàng, ngày 29/4/2012)