Đạo đức học Phật giáo

Hệ đào tạo: 
Cử nhân ĐTTX
Khóa học: 
Khóa II
Học kỳ: 
Học kỳ 5
Số tín chỉ môn học: 
3

CÁC FILE ÂM THANH BÀI GIẢNG (*.mp3)

Lời sách tấn tu học của HT. Giác Toàn - Phó Viện Trưởng thường trực HVPGVN tại TP.HCM

KHÓA IX

1. Bài giới thiệu

2. Bài giới thiệu (tt)

3. Định nghĩa về đạo đức

4. Siêu hình học

5. Siêu hình học (tt)

6. Đạo đức Phật giáo

7. Ngũ uẩn

8. Thảo luận (p1)

9. Ý nghiệp

10. Chức năng của Ý

11. Thảo luận về đề tài tiểu luận

12. Hướng dẫn làm tiểu luận

13. Những yêu cầu về bài tiểu luận

14. Tổng quan môn đạo đức học Phật giáo

15. Đạo đức của người xuất gia

16. Thảo luận (p2)

KHÓA II - ĐTTX

Quý học viên có thể download tài liệu môn Đạo đức học Phật giáo (được lưu trữ ở Học Kỳ 6 - Khóa I - Hệ ĐTTX) để tham khảo thêm.

1. Khung sườn môn đạo đức học Phật giáo

2. Tổng quan về đạo đức học Phật giáo

3. Bài kệ tiêu biểu nhất về đạo đức trong Thánh điển Phật giáo

4. Giới sát sanh

5. Giới trộm cắp

6. Phạm hạnh và tà hạnh

7. Chánh ngữ và tà ngữ

8. Thiện - Kusala

9. Sở hữu tịnh hảo

10. Phước báu

11. Pháp độ

12. Pháp độ (tt)

13. Pháp độ (tt)

14. Ôn tập_P1

15. Ôn tập_P2

GIÁO TRÌNH/ TÀI LIỆU THAM KHẢO

Giáo trình môn Đạo đức học Phật giáo HK5

Pháp độ theo các truyền thống

Các phương diện của mỗi Pháp độ

Cách quán xét để phát triển Pháp độ

Cách thực hành Pháp độ

Đạo đức của người tại gia

Đạo đức của người xuất gia

Học viên Khóa II nên tham khảo thêm

ĐỀ THI MÔN ĐẠO ĐỨC HỌC

KHOA TRIẾT HỌC & HOẰNG PHÁP KHÓA IX

HỌC KỲ 5 NĂM 2013

Ngày thi: 11/12/2013

Thời gian: 90 phút

Lưu ý: Không sử dụng tài liệu trong khi thi.

Tăng Ni sinh làm 10 câu trong 15 câu sau, trong đó các câu sau là bắt buộc: câu 5, 6, 8, 9, 14. Độ dài của mỗi câu trả lời không nhất thiết đồng đều.  

1) Có mấy loại hình đạo đức học Phật giáo? Trình bày những đặc điểm căn bản của mỗi loại hình.

2) Giới thiệu một vài tác phẩm liên hệ đến đạo đức học Phật giáo mà Tăng Ni sinh đã đọc.

3) Trình bày nội dung một cách ngắn gọn hai bài kinh liên hệ đến các vấn đề đạo đức học Phật giáo dành cho cư sĩ tại gia và xuất gia mà Tăng Ni sinh đã được giới thiệu.

4) Học giả nào nổi tiếng ở nước ngoài đã nghiên cứu về môn Đạo đức học Phật giáo? Nêu một vài tác phẩm của các học giả đó đã cống hiến cho nền Phật học liên hệ đến môn Đạo đức học.

5) Theo bản Phụ sớ giải (Tika), thiện có mấy đặc tính và các nguyên nhân sanh thiện tâm?

6) Tầm quan trọng của “như lý tác ý” trong tiến trình tu tập. Cho một ví dụ điển hình để minh họa.  

7) Trình bày các nguyên nhân sanh phước theo truyền thống Phật giáo Nam truyền.

8) Trình bày vài phẩm chất đạo đức mà bản thân Tăng Ni sinh cần tu tập trong giai đoạn hiện nay để hoàn thiện nhân cách của mình.

9) Trình bày tiêu chí đánh giá một hành động được xem là bất thiện và có tội theo quan điểm của Ngài Buddhaghosa. Yếu tố nào quan trọng nhất trong các yếu tố đó? Tại sao?

10) Trình bày 10 pháp Ba-la-mật theo truyền thống Phật giáo Theravada. Mười pháp này có thể được gôm trong 6 pháp theo Phật giáo Mahayana như thế nào?

11) Ba-la-mật theo Phật giáo Theravada có mấy bậc? Hãy cho một ví dụ cụ thể để minh họa.

12) Cách quán xét như thế nào để một người từ keo kiệt có thể trở nên rộng rãi hoặc một người thường chấp nhứt trở nên rộng lượng, dễ tha thứ.

13) Làm thế nào để một người phạm phải sai lầm, sống đời bất lương trở thành một người tốt trong xã hội?

14) Bản thân Tăng Ni sinh đã từng nhờ người khác làm tiểu luận chưa? Vì sao? Nếu là giảng viên, nhất là giảng viên môn đạo đức học Phật giáo, Tăng Ni sinh sẽ xử lý thế nào?

15) Có thầy A viết đơn nộp lên HĐTS GHPGVN và chính quyền, buộc tội thầy B về tội không giữ giới luật thanh nghiêm. Thầy B sau đó tố ngược lại là thầy A tranh chấp với thầy B để chiếm lấy ngôi tự viện mà 2 thầy đang ở. Hãy đánh giá sự kiện trên.

ĐỀ TÀI TIỂU LUẬN MÔN ĐẠO ĐỨC HỌC PHẬT GIÁO NĂM 2013

(Dành cho Học viên Khóa II, Khoa Đào tạo từ xa)

GVHD: ĐĐ. TS. Thích Giác Hoàng

I.       Đề tài gợi ý

Dựa vào khung sườn nội dung chương trình được học, học viên tự chọn một đề tài để nghiên cứu tại nhà, theo các hướng sau:

-        Phân tích các trạng thái tâm lý tích cực và tiêu cực trong các giai thoại Phật giáo/ trong cuộc sống đời thường/ sinh hoạt của người xuất gia và tại gia.

-        Nghiên cứu ứng dụng đạo đức Phật giáo dưới góc nhìn nghề nghiệp/ quan điểm sống của cá nhân.

-        Quan điểm của Phật giáo về những vấn đề đời thường như: sống thử, đồng tính, tự tử, đạo đức học đường,… thế nào? Hoặc những ảnh hưởng của thực trạng cuộc sống đến đạo đức cá nhân.

II.   Lưu ý khi làm bài

-        Không nên sử dụng tên đề tài: quá dài (nên sử dụng câu đơn), mang tính khái quát cao (VD: Thử bàn về…, Một số vấn đề về…), không nên thể hiện quá rõ nội dung đề tài, hoặc nói rõ kết quả nghiên cứu.

-        Phải đúng theo quy cách bài nghiên cứu, theo sự hướng dẫn của giảng viên hướng dẫn về môn phương pháp nghiên cứu, ví dụ:

+ Phần cước chú (ghi chú trích dẫn trực tiếp từ nguồn tư liệu nào) và được ghi theo thứ tự: tên tác giả, tên tác phẩm, Nxb, năm xuất bản, trang (tr. … ); hay từ nguồn trang web nào.

+ Tham khảo trang web, phải ghi đầy đủ như đường dẫn của bài.

+ Mục lục: ghi số trang cụ thể cho từng mục.

+ Tài liệu tham khảo: ghi theo thứ tự tên tác giả, tên tác phẩm, Nxb, năm xuất bản.

+ Liệt kê các trang web tham khảo.

+ Trích dẫn nguyên văn để trong dấu “….” , và tên tác phẩm in nghiêng.

-       Sử dụng giấy A4 (210 x 297mm). Cỡ chữ: 13, Font: Times New Roman, mật độ chữ bình thường, không được nén hoặc kéo dãn khoảng cách giữa các chữ; dãn dòng đặt ở chế độ 1,5 lines; lề trên 2cm, lề dưới 2cm, lề trái 3cm, lề phải 2cm. Các tiêu đề đều in đậm.

-        Số trang: Tối thiểu 10 trang A4 (210 x 297mm); Tối đa: không giới hạn.