Khoa Công tác xã hội

Ban chủ nhiệm khoa

BAN CHỦ NHIỆM KHOA QUA CÁC THỜI KỲ

BAN CHỦ NHIỆM KHOA 2020-2022

Trưởng khoa: GS. TS. Lê Mạnh Thát

Phó khoa: TT. TS. Thích Quảng Thiện

Ban chủ nhiệm khoa 2017 - 2020

Trưởng khoa: GS. TS. Lê Mạnh Thát

Phó khoa: TT. TS. Thích Quảng Thiện

Ban chủ nhiệm khoa 2012 - 2017

Trưởng khoa: GS. TS. Lê Mạnh Thát

Phó khoa: TT. TS. Thích Quảng Thiện

CÁC GIẢNG VIÊN TIÊU BIỂU

TT.TS. Thích Quảng Thiện

SC.TS. Thích Nữ Phước Niệm

GS.TS. Nguyễn Thị Ngọc Hường

ThS. Lê Chí An

ThS. Lê Thị Mỹ Hiền

ThS. Lê Thị Mỹ Hương

ThS.BS. Nguyễn Minh Mẫn

ThS.BS. Trương Trọng Hoàng

ThS.BS. Lê Hiếu Minh

ThS. Phan Thanh Minh

ThS. Nguyễn Thị Ngọc

ThS. Tôn Nữ Ái Phương

ThS. Trần Văn Công

Giới thiệu khoa

Khoa Công tác Xã hội ra đời cuối năm 2012, theo quyết định số: 616/QĐ/HVPG với sứ mạng trang bị cho Tăng Ni Học viện các công cụ cần thiết nhất để đưa đạo vào đời hoằng pháp lợi sanh trên tinh thần Phụng sự chúng sanh là cúng dường chư Phật.

Tự hào biết bao Khoa CTXH được điều hành trực tiếp bởi Thầy Lê Mạnh Thát - vị Giáo Sư khả kính. Thầy đã định hướng cho hàng Tăng ni trẻ có phương pháp hữu hiệu nhập thế độ sanh phù hợp thời đại ngày nay.

Cho đến nay (2020), Khoa đào tạo được 4 khóa tốt nghiệp Cử nhân ngành Công Tác Xã Hội, với 129 tín chỉ cho chương trình 4 năm. Giảng viên ngành có chuyên môn cao, dày dặn kinh nghiệm trong quá trình đào tạo.

Với sự quản lý phù hợp nhuần nhuyễn, Khoa đã từng bước khẳng định vị thế của mình, tính bền vững, tính đa dạng, tính kế thừa ngày càng rõ nét.

Mục tiêu đào tạo

Cung cấp cho sinh viên phương pháp luận, khả năng vận dụng lý thuyết vào thực tế bằng các kĩ năng điều hòa, căn thiệp, giải quyết các vấn đề trong quá trình tu tập.

Đào tạo đội ngũ cán bộ từ thiện công tác xã hội có kiến thức chuyên môn cao để phục vụ Giáo hội các cấp.

Đóng góp lực lượng hoằng pháp viên theo tinh thần “hòa quang đồng trần” của Phật hoàng Trần Nhân Tông.

Chương trình đào tạo Đại học

CHƯƠNG TRÌNH HỌC CHI TIẾT: 129 TC

CTĐT: Hệ Đại học (ID= 9): Khoa Công Tác Xã Hội (ID=11)

MÔ TẢ MÔN HỌC

SOW301 Nhập môn công tác xã hội giới thiệu về khoa học công tác xã hội cho sinh viên, đưa họ bước qua cánh cửa đi vào ngôi nhà tri thức về ngành nghề công tác xã hội. Quan trọng hơn hết là giúp sinh viên có cái nhìn mới và hiểu công tác xã hội như một nghề chuyên môn, khác với sự nhìn nhận về môn học này trước đây.

SOW302 Nhập môn khoa học giao tiếp cung cấp các khái niệm, chức năng, ý nghĩa của truyền thông và giao tiếp trong đời sống xã hội. Môn học gồm các chủ đề: Tổng quan về giao tiếp; Tự nhận thức; Loại hình và chức năng giao tiếp; Quá trình truyền thông trong giao tiếp; Các yếu tố ảnh hưởng giao tiếp; Các phương tiện giao tiếp; Chủ đề cuối về Các kỹ năng giao tiếp cơ bản nhằm trang bị cho sinh viên một số kiến thức và cơ hội thực hành các kỹ năng xã giao, lắng nghe, đặt câu hỏi, trình bày, thương lượng.

SOW303 Giới và phát triển trình bày quá trình phát triển của phụ nữ học và khoa học về giới, những khái niệm cơ bản về giới như giới tính, giới, phân công lao động theo giới, vai trò giới, nhu cầu giới, định kiến giới, phân biệt đối xử theo giới, bình đẳng giới, lồng ghép giới, tăng quyền lực cho phụ nữ. Sinh viên được tìm hiểu ba cách tiếp cận chính, xuất phát từ các chương trình hành động và nghiên cứu: Phụ nữ trong phát triển (WID), Phụ nữ và phát triển (WAD), Giới và phát triển (GAD). SOW304 An sinh xã hội và các vấn đề xã hội giới thiệu khái niệm cơ bản, sự cần thiết và mối quan hệ an sinh xã hội và công tác xã hội. Sinh viên có khả năng phân tích được thực trạng, các nguyên nhân của các vấn đề xã hội và đưa ra các biện pháp để phòng ngừa và giảm thiểu tác hại của các vấn đề xã hội

SOW305 Hành vi con người và môi trường xã hội môn học được ứng dụng trong tham vấn, công tác xã hội cá nhân, công tác xã hội nhóm, phát triển cộng đồng, giúp sinh viên hiểu biết căn bản về hành vi, nhân cách và tiến trình xã hội hóa và phân tích những yếu tố ảnh hưởng để tìm ra phương pháp giải quyết hiệu quả.

SOW306 Sức khỏe tâm thần nghiên cứu nội hàm sức khỏe tâm thần của cá nhân, cộng đồng, môi trường sống và tâm lý xã hội. Sinh viên hiểu được những vấn đề cơ bản về sức khỏe tâm thần, và một số biểu hiện bệnh lý tâm thần, những khó khăn về tâm lý của người bệnh. Qua đó, sinh viên tiếp cận và giúp đỡ những người có một số biểu hiện về bệnh lý tâm thần, và những khó khăn về thích nghi trong cuộc sống.

SOW309 Công tác xã hội cá nhân nhằm cung cấp kiến thức và kỹ năng trong thực hành với các cá nhân có nhu cầu cần trợ giúp phù hợp với những nguyên tắc của công tác xã hội. Môn học bao gồm các chủ đề: Giới thiệu về Công tác xã hội với cá nhân; Một số lý thuyết áp dụng trong công tác xã hội với cá nhân: Thuyết hệ thống sinh thái, thuyết gắn bó, thuyết nhận thức hành vi, thuyết tăng quyền…; Tiến trình CTXH cá nhân; Một số kỹ năng CTXH cá nhân và phần thực hành kỹ năng.

SOW310 Thống kê trong khoa học xã hội cung cấp các kiến thức về thống kê, các nguyên tắc về tính toán, điểm mạnh yếu của các hệ số, các kiểm định giả thuyết; rèn các kỹ năng soạn thảo bảng hỏi; tổ chức được điều tra xã hội; xử lý được các dữ liệu từ cuộc điều tra; trình bày dữ liệu bằng bảng, đồ thị; thực hiện được các kỹ thuật phân tích thống kê mô tả và diễn dịch.

SOW311 Công tác xã hội Phật giáo giới thiệu sinh viên mối liên quan mật thiết giữa người làm công tác xã hội với các phương pháp hành trì tu tập trong quá trình nhập thế hoằng pháp lợi sinh theo tư tưởng Phật Hoàng Trần Nhân Tông.

SOW401 Chính sách xã hội giới thiệu cho sinh viên lịch sử hình thành chính sách xã hội ở phương Tây và phương Đông bao gồm ở Việt Nam qua các thời đại phong kiến, thời Việt Minh, giai đoạn trước khi có chính sách đổi mới và sau khi đổi mới. Môn học cũng giới thiệu phương pháp luận về chính sách xã hội ở nước ta như đối tượng, nội dung, nhiệm vụ và các mối quan hệ của chính sách xã hội; những quan điểm trong việc hoạch định và thực thi các chính sách xã hội.

SOW402 Tham vấn cơ bản môn học trang bị cho sinh viên những kỹ năng thực hành tham vấn cá nhân cơ bản nhất như hiểu biết về bản thân, các mục tiêu và nguyên tắc đạo đức trong thực hành tham vấn; xác định nan đề với những ảnh hưởng từ nhận thức, xúc cảm và hành vi của thân chủ.

SOW403 Công tác xã hội nhóm nhằm giúp sinh viên có kiến thức về tâm lý nhóm và kỹ năng điều hành sinh hoạt nhóm; nắm vững một trong những phương pháp của CTXH để thực hành chuyên môn; có nền tảng kiến thức và các bước thực hiện trong tiến trình.

SOW404 Phát triển cộng đồng giới thiệu nền tảng khoa học của phát triển cộng đồng, các khái niệm cơ bản liên quan, sự tham gia của cộng đồng liên hệ đến pháp lệnh dân chủ cơ sở ở xã, phường, thị trấn của Việt Nam. Sinh viên thực hiện sắm vai (role play) để tìm hiểu về các vai trò của tác viên cộng đồng trong các bối cảnh, tình huống khác nhau, vận dụng kiến thức, thái độ, kỹ năng (KAS) cần có.

SOW405 Quản lý dự án xã hội giới thiệu khái niệm cơ bản về dự án xã hội, tìm hiểu chu trình dự án, gồm các giai đoạn chính: Xác định - Thiết kế - Thẩm định - Thực hiện - Lượng giá, sinh viên biết sử dụng các công cụ phân tích vấn đề như cây vấn đề, SWOT, cách đặt mục tiêu SMART, cách thức quản lý trong suốt chu trình dự án, và giám sát, lượng giá dự án.

SOW406 Phương pháp biện hộ trong CTXH giới thiệu việc phát triển kỹ năng biện hộ cho sinh viên khi thực hành công tác xã hội. Sinh viên sẽ được trang bị những kiến thức, kỹ năng và phương pháp thực hành cần thiết có thể áp dụng vào các hoạt động bảo vệ, bênh vực và vận động ủng hộ các nhóm người yếu thế trong các hoạt động công tác xã hội.

SOW407 Quản trị công tác xã hội giúp sinh viên nắm bắt được tính chất và yêu cầu của công tác quản trị một tổ chức, nhất là tổ chức xã hội hay cơ sở xã hội. Đặc biệt nhấn mạnh tính chất năng động của tinh thần làm việc theo nhóm; nhấn mạnh mối quan hệ cộng đồng và công tác kiểm huấn, một phương pháp đặc thù của quản trị ngành công tác xã hội.

SOW408 Thực tập tốt nghiệp là thực tập “Công tác xã hội với cá nhân, nhóm và Phát triển cộng đồng” giúp sinh viên vận dụng những kiến thức đã được học vào thực tế tại cơ sở thực tập.

SOW409 Tâm lý học phát triển cung cấp cho người học những kiến thức bản về lý luận của môn học và những quy luật chung về sự phát triển của tâm lý con người theo từng lứa tuổi, từ sơ sanh cho đến lúc lìa đời.

SOW410 Tâm lý học xã hội tổng hợp kiến thức và nắm vững được bản chất và nguồn gốc của các hiện tượng, các cơ chế ảnh hưởng xã hội đến các hiện tượng tâm lý xã hội. Tâm lý học xã hội liên quan mật thiết với xã hội học và các học phần tâm lý khác như Tâm lý học đại cương, Kỹ năng giao tiếp, Tâm lý học phát triển. Giúp người học hiểu những vấn đề cơ bản của tâm lý học xã hội và vận dụng vào trong thực tiễn cuộc sống.

Chương trình đào tạo Thạc sĩ
Chương trình đào tạo Tiến sĩ
Học tập và Nghiên Cứu
Cơ hội sau khi tốt nghiệp

Có đầy đủ kiến thức cơ bản về tâm lý, pháp luật, kĩ năng ứng xử giải quyết các vấn đề trong cuộc sống.

Biết cách thức làm phát triển cơ sở tự, viện nơi mình cư trú cũng như có phương pháp giúp đỡ thầy tổ trong các hoạt động của chùa.

Được tiếp tục theo học các cấp học cao hơn về Thế học và Phật học ở trong và ngoài nước.

Khả năng cao được Giáo hội - ban ngành địa phương các cấp mời gọi tham gia các Phật sự cần thiết tại địa phương.

Hoạt động sinh viên
Sách và Tài liệu