Phiên làm việc của 05 tiểu ban trong Hội thảo 'Phật giáo vùng Nam bộ: Sự hình thành và phát triển"

Tiếp nối các báo cáo tham luận về Phật giáo vùng Nam bộ, vào lúc 13g00 ngày 10/01/2021, tại Học viện Phật giáo Việt Nam (HVPGVN) tại TP.HCM, phiên làm việc của 05 tiểu ban được bắt đầu. Cụ thể, 05 tiểu ban gồm: Phật giáo vùng Nam Bộ: Sự hình thành và phát triển, Phật giáo vùng Nam bộ thế kỷ XX, Các hệ phái Phật giáo và tôn giáo mới tại vùng Nam bộ, Phật giáo Nam tông tại vùng Nam bộ và Phật giáo các tỉnh và thành phố tại vùng Nam bộ.

Được biết, sau khi tuyển chọn, Hội thảo khoa học này có tổng cộng 118 bài tham luận. Các bài được phân bổ phù hợp với các nhóm nội dung của 05 tiểu ban và gần 50 bài được trình bày trong buổi chiều hôm nay. Cứ mỗi tiểu ban sẽ có 02 phiên làm việc rõ ràng. 

Ở tiểu ban 01: Phật giáo vùng Nam bộ - Sự hình thành và phát triển, bằng cách tiếp cận liên ngành, hệ thống, các báo cáo viên đã khái quát nên quá trình hình thành và phát triển của đạo Phật ở vùng đất phương Nam. Thông qua đó, những tông phái, các dấu tích từ tượng Phật, công trình kiến trúc, hay nhân vật của lịch sử,... làm rõ hơn đời sống văn hóa của người dân khu vực này qua các thời kỳ nhất định. Trong phiên làm việc thứ nhất của tiểu ban này, PGS.TS. Trương Văn Chung và TT.TS. Thích Nhật Từ làm chủ tọa; phiên 1 đã điểm qua các đề tài như: “Phật giáo Nam bộ: Đặc điểm lịch sử và những thành tựu” - PGS.TS. Trần Thuận, “Tượng Phật Nam bộ và nghệ thuật Phật giáo Phù Nam” - PGS.TS. Ngô Văn Doanh, “Tiếp biến Phật giáo vùng Tây Nam bộ (hậu bán TK XIX - nay)” - TS. Võ Quang Hiền, “Giáo dục Phật giáo Nam bộ” - TT.TS. Thích Phước Đạt, Sự du nhập Phật giáo từ đoàn quân phục Minh, phản Thanh người Hoa ở Nam bộ TK XV - XVII” - TS. Vũ Văn Chung. Còn ở phiên làm việc thứ hai, 04 đề tài sau được báo cáo: “Phật giáo sớm ở Nam bộ: Dấu tích Stupa Phật giáo quan trọng ở Gò Xoài” - TS. Nguyễn Hữu Mạnh, “Tinh thần nhập thế của Phật giáo ở Nam bộ” - ThS. Dương Minh Thọ, “Gò Tháp (Đồng Tháp) - Trung tâm Phật giáo thời vương quốc Phù Nam” - ThS. Hà Thị Sương, “Phật giáo Đàng Trong và công cuộc “Nam tiến” TK XVII - XVIII” - ĐĐ. Thích Nhuận Lạc. Phiên làm việc thứ hai do PGS.TS. Đặng Văn Thắng và TT.TS. Thích Phước Đạt làm chủ tọa. 

Với tiểu ban 02: Phật giáo vùng Nam bộ trong thế kỷ XX, quá trình vận động và phát triển, phong trào chấn hưng, đổi mới trong Phật giáo khu vực ở các mốc thời gian chuyển biến, giao thoa: đầu TK XX, cuối TK XX - đầu TK XXI đã được thể hiện lại trong các bài tham luận. Trong phiên một, PGS.TS. Trần Đức Cường và TT.TS. Thích Tâm Đức làm chủ tọa. Phiên này đã đi qua 05 đề tài như sau: “Chấn hưng Phật giáo ở Nam bộ nhìn từ những trở lực phải vượt qua” - HT. Thích Chơn Không, “Tổ sư Minh Đăng Quang trong phong trào chấn hưng Phật giáo Việt Nam” - TT.TS. Thích Giác Duyên, “Phong trào chấn hưng Phật giáo ở Nam bộ: Nguyên nhân, điều kiện và quá trình” - ĐĐ.ThS. Thích Thiện Tài, “Hội Phật học Kiêm Tế với phong trào chấn hưng Phật giáo Việt Nam đầu TK XX” - ĐĐ.ThS. Thích Minh Nghĩa, “Nữ giới trong Phật giáo vùng Nam bộ” - NS.TS. Thích Nữ Như Nguyệt. Sau đó, 05 đề tài ở phiên hai cũng lần lượt được trình bày, đó là “Hòa thượng Khánh Hòa: Ngọn cờ đầu trong phong trào chấn hưng Phật giáo và sự hình thành nền giáo dục cải cách Phật giáo Việt Nam” – NS.NCS. Thích Nữ Nhuận Bình, “Chí sĩ Nguyễn Sinh Sắc với Phật giáo vùng Nam bộ đầu TK XX” - SC.TS. Thích Nữ Thanh Quế, “Phật giáo nhập thế ở Nam bộ Việt Nam: Giá trị và thách thức” - NCS. Đoàn Ngọc Chung, “Đóng góp của Phật giáo Nam bộ trong phong trào chấn hưng Phật giáo Việt Nam đầu TK XX” - ThS. Thích Nữ Niệm Huệ, “Hòa thượng Huệ Quang - Hồng Chẩn (1903-1984) trong hoằng pháp lợi sanh ở miền Tây Nam bộ TK XX” - ĐĐ.ThS. Thích Thiện Hữu. Phiên thứ hai được vận hành bởi chủ tọa PGS.TS. Trần Thuận và TT.TS. Thích Chơn Minh

Đến tiểu ban 03, 10 bài tham luận thuộc nội dung “Các hệ phái Phật giáo và tôn giáo mới tại vùng Nam bộ” được phân đều thành hai phiên. Những bài tham luận đi vào sự tác động, ảnh hưởng của các hệ phái Phật giáo với đời sống tinh thần - xã hội của người dân vùng Nam bộ. Cụ thể các bài tham luận: “Các thiền phái và bài kệ truyền thừa Phật giáo vùng Nam bộ” - TT.TS. Thích Đức Trường, “Từ thiền phái Trúc Lâm đời Trần đến hệ thống Thiền viện Trúc Lâm hiện nay” - PGS.TS. Nguyễn Công Lý, “Đặc điểm Phật giáo trong tín ngưỡng người Hoa Nam bộ” - TS. Nguyễn Thị Nguyệt, “Phật giáo Hòa Hảo - Tôn giáo đậm chất Nam bộ có nguồn gốc từ Phật giáo” - TS. Trần Hồng Lưu, “Đặc trưng thờ phụng của đạo Bửu Sơn Kỳ Hương ở An Giang” - TS. Nguyễn Trung Hiếu, “Sự ra đời, kinh sách và giáo lý Phật giáo Hiếu Nghĩa Tà Lơn” - TS. Nguyễn Xuân Hậu, “Tư tưởng “tứ ân” trong một số tôn giáo bản địa ở Nam bộ” - TS. Nguyễn Phước Tài, “Thiền Trúc Lâm đương đại tại Nam bộ” - PGS.TS. Đỗ Hương Giang, “Tính dung hợp của Phật giáo người Việt Nam Bộ nhìn từ văn hóa nhận thức” - SC.ThS. Thích Nữ Hạnh Đức, “Sự ra đời của “con gái đức Phật” vùng Nam bộ” - NCS.ThS. Thích Nữ Liên Thảo. Tiểu ban này được điều phối bởi bốn vị chủ tọa: PGS.TS. trần Nam Tiến, TT.TS. Thích Hạnh Bình (phiên một) và TS. Nguyễn Thị Nguyệt, TT.TS. Thích Giác Hoàng (phiên hai).

Tiểu ban 04 thuộc nhóm nội dung “Phật giáo Nam tông tại vùng Nam bộ”. Cũng như tiểu ban 02 và 03, nhóm nội dung này có 10 bài tham luận được báo cáo trong buổi chiều hôm nay. Ấy là: “Đạo đức Phật giáo Nam tông trong đời sống văn hóa tinh thần người Khmer ở đồng bằng sông Cửu Long hiện nay” - ĐĐ.TS. Thích Huệ Đạo, “Phật giáo Nam tông Khmer tại Lộc Ninh” - TS. Phan Anh Tú, “Dấu ấn Phật giáo Nam tông Kinh trong Giáo hội Phật giáo Việt Nam” - ThS Nguyễn Phúc Nguyên, “Quan hệ Phật giáo giữa Việt Nam và Campuchia” - SC. TS. Thích Nữ Mỹ Thuý, “Tinh thần “hộ quốc, an dân” của Phật giáo Nam tông Khmer trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ” - TS. Bùi Thị Ánh Vân, “Phật giáo Nam tông Kinh Việt Nam: Quá trình du nhập và phát triển” - ĐĐ. ThS. Định Phúc, “Trí thức Nam bộ bước đầu truyền bá Phật giáo Nam tông vào vùng đất Sài Gòn - Gia Định” - ThS. Đỗ Cao Phúc, “Hệ thống tổ chức Phật giáo Nguyên thủy Việt Nam 1938 – 1963” - TS. Nguyễn Ngọc Hùng, “Phật giáo Nam tông Khmer tỉnh Trà Vinh: Tầm quan trọng của lớp học Pali-khmer” - Nguyễn Thanh Giảng và “Sự du nhập Phật giáo Theravada  từ Campuchia” - ThS. Lê Lâm Huỳnh Thông. Tiểu ban này do TS. Nguyễn Ngọc Quỳnh, HT.TS. Thích Bửu Chánh (phiên một), TS. Phan Anh Tú, TT.TS. Thích Nữ Như Nguyệt (phiên hai) làm chủ tọa. Các đề tài thuộc nhóm này tập trung đi vào sự du nhập Phật giáo từ Campuchia, quá trình truyền bá, phát triển và những đóng góp của Phật giáo Nam tông.

Tiểu ban cuối cùng, tiểu ban 05, các đề tài xoay quanh chủ đề “Phật giáo các tỉnh và thành phố tại vùng Nam bộ”. Với sự điều phối của chủ tọa TS. Lê Hoàng Dũng, TT.TS. Thích Quang Thạnh, các đề tài “Phật giáo Đồng Nai đồng hành cùng dân tộc” - TT.TS. Thích Huệ Khai, “Phật giáo Hậu Giang: Từng bước chuyển mình & hội nhập” - TT.TS. Thích Phước Thành, “Phật giáo Bà Rịa Vũng Tàu - Xưa và nay” - TS. Thích Nguyên Tuấn, “Ni giới và an sinh xã hội tại Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay” - TS. Đỗ Thu Hường đã được đặt ra và thảo luận. Kết thúc phiên nhất, phiên hai có sự tham dự của các đề tài “Phật giáo Thành phố Hồ Chí Minh với những thách thức tư tưởng hiện đại” - ĐĐ.TS. Thích Thanh Tâm, “Phật giáo tỉnh Cần Thơ” - ĐĐ. ThS. Thích Thiện Hữu, “Lịch sử Phật giáo tỉnh Tiền Giang” - ĐĐ.TS. Thích Huệ Đạo, “Phật giáo tại Thành phố Hồ Chí Minh: Sự du nhập và phát triển” - ThS. Thích Quảng Tịnh, “Phật giáo buổi đầu ở Tây Ninh” - NNC. Phí Thành Phát. Phiên thứ hai này do TS. Nguyễn Văn Tuân và NS.TS. Thích Nữ Như Ngọc làm chủ tọa. Những bài tham luận thuộc nhóm nội dung này là nguồn tài liệu quý do quý Tăng Ni Ban Trị sự địa phương cung cấp. Qua những thông tin xác thực, chúng ta thấy rõ sự phát triển, thuận lợi, khó khăn,... trên con truyền bá và phát triển Phật giáo phía Nam Việt Nam.

Vào lúc 16g15, các tiểu ban đồng loạt kết thúc phiên làm việc và chuẩn bị cho Lễ bế mạc Hội thảo.

Tin: Bảo Tiên

Ảnh: Thích Phước Hạnh, Thích Bổn Trí, Ngộ Trí Thuận, Anh Quốc