Tiến sĩ

Thông tin về chương trình đào tạo

THÔNG TIN VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

1.1. Tên ngành đào tạo:

+ Tiếng Việt: Phật học

+ Tiếng Anh: Buddhist Studies

1.2. Loại hình đào tạo: Chính quy tập trung

1.3. Tên văn bằng sau khi tốt nghiệp:

+ Tiếng Việt: Tiến sĩ Phật học

+ Tiếng Anh: Doctor of Philosophy in Buddhist Studies

Mục tiêu đào tạo

- Đào tạo các chuyên gia Phật học và Phật giáo, nắm vững các kiến thức chuyên ngành Phật học và liên ngành ở phạm vi sâu và rộng về lý thuyết cũng như ứng dụng (thực hành) trong cuộc sống;

- Đào tạo các chuyên gia Phật học nắm vững ít nhất 1 trong 4 cổ ngữ Phật học (Pali, Sanskrit, Hán cổ, Tây Tạng ngữ) đồng thời, nắm vững những vấn đề lý luận có liên quan đến Phật học và Phật giáo, biết vận dụng những kiến thức Phật học tiếp thu được vào việc nghiên cứu, trước tác và giảng dạy Phật học.

- Giúp các nghiên cứu sinh nâng cao kiến thức về phương pháp nghiên cứu Phật học, phát triển tư duy sáng tạo và khả năng nghiên cứu độc lập các vấn đề Phật học;

- Giúp các nghiên cứu sinh có khả năng vận dụng kiến thức và các phương pháp nghiên cứu Phật học vào việc phát hiện, phân tích và giải quyết các vấn đề trong ngành Phật học và Phật giáo, về phương diện lý thuyết cũng như trong cuộc sống thực tiễn.

Về kiến thức

Về kỹ năng

Mức tự chủ, trách nhiệm

CĐR (1): Có kiến thức mới và chuyên sâu về Phật học và Phật giáo, làm nền tảng cho nghiên cứu và hoạt động học thuật.

CĐR (1): Nắm vững lý thuyết cơ bản về Phật học và Phật giáo; có kỹ năng vận dụng và sáng tạo những vấn đề Phật học trong cuộc sống.

CĐR (1): Có sáng tạo tri thức mới, ý tưởng mới, phương pháp tiếp cận và vận dụng mới trong nghiên cứu và hoạt động học thuật chuyên ngành Phật học.

CĐR (2): Có kiến thức cốt lõi và chuyên sâu về triết học Phật giáo và lĩnh vực hoạt động nghiên cứu ngành Phật  học và liên ngành.

CĐR (2): Có kỹ năng tổ chức quản trị, điều hành chuyên môn trong nghiên cứu và phát triển Phật học nói chung và Phật học Việt Nam nói riêng.

CĐR (2): Thích ứng và phù hợp với điều kiện hoàn cảnh thực tế trong nghiên cứu, giảng dạy, hướng dẫn khoa Phật học.

CĐR (3): Có kiến thức về tổ chức và quản trị nghiên cứu chuyên ngành Phật học và phương pháp nghiên cứu liên ngành trong khoa học xã hội và nhân văn.

CĐR (3): Tham gia nghiên cứu, thảo luận trong nước và quốc tế thuộc ngành Phật học, công bố kết quả nghiên cứu trong nước và quốc tế về Phật học và Phật giáo.

CĐR (3): Phán quyết và chịu trách nhiệm trước những phán quyết, quyết định trong tổ chức quản lý chuyên môn, nghiên cứu và hoạt động học thuật liên quan đến ngành Phật học và Phật giáo.

Điều kiện dự tuyển

I. ĐIỀU KIỆN DỰ TUYỂN

1.1. Thông tin về chương trình

Tên ngành đào tạo:

+ Tiếng Việt: Phật học

+ Tiếng Anh: Buddhist Studies

Loại hình đào tạo: Chính quy tập trung

Tên văn bằng sau khi tốt nghiệp:

+ Tiếng Việt: Tiến sĩ Phật học

+ Tiếng Anh: Doctor of Philosophy in Buddhist Studies.

1.2. Điều kiện dự tuyển

(i) Có bằng thạc sĩ Phật học: Không bổ sung TC.

(i) Có bằng cử nhân Phật học và bằng thạc sĩ ngành khác: 3 TC (lựa chọn ở mục 4.1).

(iii) Có bằng cử nhân và thạc sĩ ngành gần: Bổ sung 18 TC (lựa chọn ở mục 4.1).

(iv) Có bằng cử nhân và thạc sĩ ngành xa: Bổ sung 21 TC (lựa chọn ở mục 4.1).

(v) Có bằng tiến sĩ khác ngành: Bổ sung 12 TC gồm các môn 1, 2, 3, 7 ở mục 4.1.

1.3. Điều kiện ngoại ngữ

-  Có bằng tốt nghiệp trung học, đại học, thạc sĩ hoặc tiến sĩ ngoại ngữ (Anh, Pháp, Nga, Đức, Trung… ) không phân biệt đơn vị đào tạo, loại hình đào tạo, hạng tốt nghiệp.

-  Có bằng tốt nghiệp đại học tại các chương trình đào tạo trong nước mà ngôn ngữ dùng trong toàn bộ chương trình đào tạo là ngoại ngữ (Anh, Pháp, Nga, Đức, Trung … ) không qua phiên dịch.

-  Có chứng chỉ IELTS 5.0 điểm trở lên, TOEFL IBT 45 điểm, TOEFL ITP (nội bộ) đạt 450 điểm trở lên, chứng chỉ TOEIC 500 trở lên, chứng chỉ ti ếng Pháp DELF A4 hoặc DELF B1, B2, chứng chỉ tiếng Đức ZD cấp độ 3 trở lên, chứng chỉ tiếng Trung HSK cấp độ 5 trở lên.

1.4. Hồ sơ dự tuyển

Người dự tuyển phải nộp 1 bộ hồ sơ gồm:

a) Đơn xin dự tuyển (theo mẫu quy định):

b) Lý lịch học thuật (theo mẫu quy định):

c) Bản sao có chứng thực các văn bằng (i) cử nhân, (ii) thạc sĩ, (iii) chứng chỉ, kèm theo bản chính để đối chiếu (khi nộp trực tiếp tại Văn phòng Học viện);

d) Đề cương luận án tiến sĩ (theo mẫu do HVPGVN tại TP.HCM quy định);

e) Nộp 1 bài báo hoặc báo cáo liên quan đến lĩnh vực dự định nghiên cứu đăng trên tạp chí học thuật hoặc kỷ yếu hội nghị, hội thảo chuyên ngành có phản biện (trong thời gian 36 tháng tính đến ngày đăng ký dự tuyển). Nếu chưa có thì phải bổ túc trong vòng 6 tháng.

f) Thư giới thiệu của ít nhất 01 người có chức danh giáo sư, phó giáo sư hoặc người có học vị tiến sĩ am hiểu lĩnh vực mà người dự tuyển dự định nghiên cứu gồm: đánh giá phẩm chất nghề nghiệp, năng lực chuyên môn và khả năng thực hiện nghiên cứu của người dự tuyển chương trình tiến sĩ Phật học.

Thời gian đào tạo và điều kiện tốt nghiệp

THỜI GIAN ĐÀO TẠO VÀ ĐIỀU KIỆN TỐT NGHIỆP

3.1. Thời gian đào tạo

- Đối với nghiên cứu sinh có bằng thạc sĩ khác ngành: 4 năm.

- Đối với nghiên cứu sinh có bằng cử nhân Phật học và thạc sĩ khác ngành: 3,5 năm.

-  Đối với nghiên cứu sinh có bằng thạc sĩ Phật học hoặc thạc sĩ ngành phù hợp với Phật học: 3 năm.

- Trong trường hợp đặc biệt, có thể rút ngắn thời gian đào tạo nhưng không ít hơn 3 năm, hoặc kéo dài thời gian đào tạo nhưng không quá 6 năm.

3.2. Số tín chỉ

3.2.1. NCS có bằng tiến sĩ ngành khác: Hoàn tất 90 TC bắt buộc + 12 TC bổ sung (lựa chọn ở mục 4.1).

3.2.2. NCS có bằng thạc sĩ Phật học: Hoàn tất 90 TC bắt buộc ở trình độ tiến sĩ bao gồm:

+ Các học phần ở trình độ tiến sĩ: 12 TC.

+ Các chuyên đề tiến sĩ: 09 TC.

+ Tiểu luận tổng quan: 03 TC.

+ Luận án: 66 TC.

+ Tham dự các hội thảo sau đại học (bắt buộc nhưng không tính tín chỉ).

3.2.3. NSC có bằng cử nhân Phật học và thạc sĩ ngành khác: Hoàn tất 90 TC bắt buộc và 03 TC (lựa chọn ở mục 4.1).

3.2.4. NCS có bằng cử nhân và thạc sĩ ngành khác: Hoàn tất 90 TC bắt buộc + 21 TC bổ sung (lựa chọn ở mục 4.1).

 

3.3. Điều kiện tốt nghiệp

 - Luận án của nghiên cứu sinh đã được Hội đồng đánh giá luận án của HVPGVN tại TP.HCM thông qua.

- Nghiên cứu sinh đã hoàn thành việc sửa đổi, bổ sung luận án theo quyết nghị của Hội đồng đánh giá luận án tiến sĩ của HVPGVN tại TP.HCM và được người hướng dẫn, chủ tịch Hội đồng xác nhận (nếu có).

- Đã đăng trên trang thông tin điện tử của HVPGVN tại TP.HCM và nộp Thư viện Quốc gia Việt Nam (cả bản in và file pdf) toàn văn luận án và tóm tắt luận án hoàn chỉnh cuối cùng có chữ  ký của nghiên cứu sinh, chữ  ký của người hướng dẫn và xác nhận của Viện trưởng của HVPGVN tại TP.HCM sau khi đã bổ sung, sửa chữa theo yêu cầu của Hội đồng đánh giá luận án và Hội đồng thẩm định (nếu có).

Chương trình đào tạo

IV. NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

4.1. Các học phần bổ sung: Bắt buộc học nhưng không tính TC.

1) PHIL108 Dẫn nhập triết học Phật giáo

2) PHIL401 Phật giáo Nguyên thủy và Đại thừa

3) PHIL333 Triết học chính trị xã hội Phật giáo

4) PHIL504 Triết học Trung Quán

5) PHIL505 Triết học Du-dà

6) PHIL501 Các khái niệm Phật học

7) PHIL330 Đạo đức học Phật giáo

8) PHIL606 Tâm lý học Phật giáo

9) PHIL603 Triết học kinh tế Phật giáo

10) PHIL510 Phật giáo ứng dụng

11) PALI602 Đọc bản văn Pāli Phật giáo – nâng cao

12) SANS602 Đọc bản văn Sanskrit Phật giáo – nâng cao

13) PHIL502 Phật giáo và triết học Ấn Độ

14) PHIL601 Phật giáo và triết học phương Tây

 

4.2. Các học phần ở trình độ tiến sĩ: 12 TC

Bắt buộc

PHIL507 Nhận thức luận Phật giáo:  3 TC

PHIL508 Các vấn đề Phật học: 3 TC

PHIL509 Triết học ngôn ngữ Phật giáo: 3 TC

Chọn lựa 1 trong 3

PALI506 Nghiên cứu bản văn kinh Pali: 3 TC

SANS506 Nghiên cứu bản văn kinh Sanskrit: 3 TC

CHIN506 Nghiên cứu bản văn Kinh chữ Hán: 3 TC

4.3. Các chuyên đề tiến sĩ và tiểu luận: 12 TC.

- Chuyên đề tiến sĩ: Nghiên cứu sinh phải hoàn thành 03 chuyên đề tiến sĩ (= 09 TC) để nâng cao năng lực nghiên cứu và tự nghiên cứu, cập nhật kiến thức mới liên quan đến đề tài luận án tiến sĩ.

-  Tiểu luận tổng quan: Nghiên cứu sinh phải hoàn thành Tiểu luận tổng quan (= 03 TC) về tình hình nghiên cứu và các vấn đề liên quan đến đề tài luận án tiến sĩ, thể  hiện khả năng phân tích, đánh giá các công trình nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước có liên hệ đến đề tài luận án, nêu ra những vấn đề tồn tại, chỉ ra những vấn đề mà luận án cần nghiên cứu giải quyết.

4.4. Luận án tiến sĩ: Tương đương 66 TC.

a) Luận án tiến sĩ Phật học là công trình nghiên cứu khoa học có các phát hiện mới về Phật học, có những đóng góp về mặt lý luận và thực tiễn, chứa đựng những kiến thức hoặc giải pháp mới có giá trị trong việc phát triển, gia tăng tri thức học thuật của ngành Phật học và Phật giáo, hoặc đề xuất giải pháp cho các vấn đề đang đặt ra với ngành Phật học và Phật giáo, hoặc có giá trị ứng dụng trong thực tiễn xã hội.

b) Luận án tiến sĩ có tối thiểu 140,000 từ, không tính thư mục tham khảo và phần phụ lục (nếu có).

c) Luận án và bảo vệ luận án tiến sĩ Phật học được thực hiện theo Quy chế tuyển sinh và đào tạo trình độ tiến sĩ của HVPGVN tại TP.HCM và tinh thần Thông tư 08/2017/TT-BGDĐT ngày 04/4/2017 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Học phí và học bổng
Cơ hội sau khi tốt nghiệp
Hoạt động sinh viên