1.1. Đối tượng tuyển sinh:
Tất cả công dân Việt Nam đã tốt nghiệp phổ thông trung học (hoặc bằng tương đương).
1.2. Thời gian đào tạo:
Từ 2,5 năm đến 4 năm. Thời gian tối đa hoàn tất khóa học là 8 năm.
1.3. Thủ tục hồ sơ
1.3.1. Một đơn xin dự thi, có ý kiến của Bổn sư hoặc Y chỉ sư của thí sinh (theo mẫu M – TN – 3 – 1).
1.3.2. Thư giới thiệu của Ban Trị sự Tỉnh/ Thành Phật giáo nơi Tăng, Ni sinh đang tu học (theo mẫu M – TN – 3 – 2).
1.3.3. Một bản lý lịch Tăng, Ni thí sinh (có ảnh 3x4 và có chứng nhận của chính quyền địa phuơng) (theo mẫu M – TN – 3 – 3).
1.3.4. Một bản sao Văn bằng Tốt nghiệp Phổ thông cấp III hoặc tương đương (có thị thực).
1.3.5. Một bản sao (có thị thực) Văn bằng Tốt nghiệp Cơ bản Phật học (nay là Trung cấp Phật học) hoặc Văn bằng cử nhân ngoài ngành Phật học.
1.3.6. Một bản sao Chứng nhận Tăng, Ni, Chứng điệp thọ giới, hoặc giấy xác nhận xuất gia (có thị thực).
1.3.7. Một bản khai sinh (có thị thực).
1.3.8. Một bản chứng nhận sức khỏe tốt, không có bịnh truyền nhiễm do cơ quan y tế địa phương cấp.
1.3.9. Hai ảnh rời 4x6 (chụp thẳng, ghi rõ họ tên, pháp danh hoặc pháp tự và ngày tháng năm sinh).
1.3.10. Túi đựng hồ sơ theo mẫu M –TN – 3 - 4).
1.4. Thời gian nộp hồ sơ
- Tất cả hồ sơ của thí sinh đăng ký dự thi tuyển phải gởi về Văn phòng HVPGVN tại TP.HCM đúng với khung thời gian thông báo của mỗi khóa.
- Thí sinh phải nộp hồ sơ và lệ phí thi tại Văn phòng HVPGVN tại TP.HCM.
1.5. Môn thi
◘ Môn Phật học Căn bản (hệ số 2, thời gian 120 phút).
◘ Môn văn học Việt Nam (hệ số 1, thời gian 90 phút).
◘ Môn ngoại ngữ: Anh văn, Hán văn hoặc Pali (hệ số 1, thời gian 90 phút).
1.6. Tổ chức thi cử cho sinh viên
Mỗi kỳ thi đều có một hội đồng giám thị coi thi, mỗi phòng thi có hai giám thị gác thi, và một giám thị hành lang. Trên bài thi mỗi môn của sinh viên đều có chữ ký của hai giám thị gác thi. Sau khi làm bài xong, giám thị thu gom bài thi và nộp cho văn phòng để rọc phách niêm phong và gởi cho giảng viên bộ môn. Sau khi giảng viên bộ môn chấm bài xong và gởi trả về Văn phòng, bộ phận của phòng khảo thí sẽ ráp phách vào điểm và báo cáo kết quả.
1.7. Kết quả thi tuyển và thủ tục nhập học
Trong vòng một tuần lễ từ ngày thông báo kết quả trúng tuyển, các thí sinh trúng tuyển phải xuất trình bản chính các giấy tờ đã sao để HVPGVN tại TP.HCM xác minh và chịu trách nhiệm trước pháp luật về các giấy tờ trong hồ sơ thi tuyển của mình.
HVPGVN tại TP.HCM không trả hồ sơ đăng ký dự tuyển vào Học viện cho những thí sinh không đạt yêu cầu. Các thí sinh phải đóng học phí hằng năm.
1.1. Cấu tạo chương trình và số tín chỉ tối thiểu
Sinh viên phải hoàn tất 129 TC của các khoa sau đây để được cấp văn bằng cử nhân: (i) Triết học Phật giáo, (ii) Pali, (iii) Lịch sử Phật giáo, (iv) Phật giáo Việt Nam, (v) Hoằng pháp, (vi) Luật học Phật giáo, (vii) Công tác xã hội, (viii) Cử nhân Phật học hệ đào tạo từ xa (học theo chương trình của Khoa Triết học Phật giáo).
NỘI DUNG ĐÀO TẠO |
TC |
|
1 |
Khối kiến thức tổng quát |
30 |
2 |
Khối kiến thức cơ sở Phật học |
27 |
3 |
Khối kiến thức chuyên ngành |
48 |
4 |
Khối kiến thức cổ ngữ Phật học: Chọn 1 môn □ Sanskrit □ Pali □ Hán cổ |
12 |
5 |
Khối kiến thức ngoại ngữ: Anh văn Phật pháp hoặc Trung văn Phật pháp |
12 |
Tổng số tín chỉ |
129 |
1.2. Số tín chỉ tối thiểu của các khoa khác
Sinh viên của các khoa sau đây phải hội đủ số TC tối thiểu do khoa quy định để được cấp bằng cử nhân.
(i) Khoa Anh văn Phật pháp: 132 TC.
(ii) Khoa Trung văn: 133 TC.
(ii) Khoa Phật học Sanskrit: 135 TC.
1.3. Văn bằng 2
Sinh viên tốt nghiệp cử nhân của Học viện được quyền đăng ký học văn bằng 2 gồm 48 TC chuyên ngành và một số TC bắt buộc bổ sung khác tùy theo ngành của văn bằng 2.
1.4. Quy trình đào tạo
◘ Học kỳ 1 và 2: Đào tạo 30 TC thuộc khối kiến thức đại cương, nhằm cung cấp kiến thức nền tảng và liên ngành, từ các môn khoa học xã hội và nhân văn đến Phật học tổng quan.
◘ Học kỳ 3 và 4: Tiếp tục học 27 TC thuộc khối kiến thức cơ sở Phật học, thuộc các môn học đại cương về Phật học như kiến thức căn bản mà bất kỳ một sinh viên Phật học nào cũng cần nắm vững. Sự hoàn tất các tín chỉ ở hai năm đại cương sẽ giúp sinh viên có kiến thức nền tảng để tiếp cận các tín chỉ chuyên ngành ở năm thứ ba và năm thứ tư.
◘ Học kỳ 5, 6, 7 và 8: Học tối thiểu 48 TC bắt buộc cho từng chuyên ngành, nhằm cung cấp kiến thức nền tảng và chuyên sâu về một lãnh vực nghiên cứu Phật học.
◘ Cổ ngữ Phật học: Sinh viên phải hoàn tất 12 TC cổ ngữ chuyên ngành Phật học gồm Pali, Sanskrit, Hán cổ hoặc Tây Tạng ngữ. Kiến thức cổ ngữ Phật học giúp sinh viên đào sâu vào văn bản gốc để trở thành những nhà nghiên cứu chuyên sâu trong từng lãnh vực Phật học.
◘ Ngoại ngữ: Sinh viên phải học 12 TC Anh văn Phật pháp hoặc Hoa văn Phật pháp để có thể tiếp cận nguồn tài liệu tham khảo bằng tiếng Anh hoặc tiếng Hoa. Sinh viên tốt nghiệp bằng B tiếng Anh hoặc tiếng Hoa, TOEFL, HSK cấp 3… hoặc học ở nước ngoài bằng tiếng Anh, tiếng Hoa v.v… được miễn các TC sinh ngữ này.