Khoa Phiên dịch Phật học Hán truyền

Ban chủ nhiệm khoa

BAN CHỦ NHIỆM KHOA 2022-2027

Trưởng khoa: TT.TS. Thích Hạnh Bình

Phó khoa: NS.TS. Thích Nữ Như Ngọc

BAN CHỦ NHIỆM KHOA 2020-2022

Trưởng khoa: TT.TS. Thích Hạnh Bình

Phó khoa: NS.TS. Thích Nữ Như Ngọc

CÁC GIẢNG VIÊN TIÊU BIỂU

Thỉnh giảng: TT.ThS. Thích Minh Thanh

TT.ThS. Thích Hạnh Tú

ĐĐ.TS. Thích Bổn Huân

ĐĐ.ThS. Thích Nhuận Chính

NS.TS. Thích Nữ Tuệ Liên

NS.TS. Thích Nữ Như Ngọc

NS.TS. Thích Nữ Hạnh Tâm

NS.TS. Thích Nữ Nguyện Liên

SC.TS. Thích Nữ Thảo Liên

SC.ThS. Thích Nữ Huệ Như

SC.ThS. Thích Nữ Huệ Chơn

Giới thiệu khoa

Khoa Phiên dịch Hán tạng được thành lập năm 2020. Thành phần giảng viên của khoa là quý tôn đức Tăng, Ni đã tốt nghiệp Cao học và Tiến sĩ chuyên ngành Phật học và văn học từ Đài Loan và Trung Quốc, có kinh nghiệm nghiên cứu, giảng dạy và phiên dịch kinh sách từ Hán sang Việt.

Đối với các học phần chuyên khoa, các Tăng Ni sinh sẽ được giảng viên dạy các văn bản Phật học bằng Hán cổ để đủ năng lực đọc, hiểu và phiên dịch Tam tạng Hán truyền và các tác phẩm bằng chữ Hán sau khi tốt nghiệp.

Mục tiêu đào tạo

Khoa Phiên dịch Hán tạng nhấn mạnh ba mục tiêu đào tạo sau đây:

(i) Đào tạo Tăng, Ni sinh có đủ kiến thức chuyên môn, đọc hiểu Tam tạng Hán truyền và các tác phẩm nghiên cứu Phật học bằng chữ Hán;

(ii) Trang bị cho Tăng, Ni sinh kiến thức chuyên môn về ngành phiên dịch kinh sách chữ Hán;

(iii) Giúp Tăng, Ni sinh đọc hiểu, nghiên cứu các thư tịch và văn bia bằng chữ Hán của Việt Nam.

Cơ hội sau khi tốt nghiệp

Sau khi tốt nghiệp, các Tăng, Ni sinh có nguyện vọng sẽ được khoa giới thiệu du học tại Đài Loan hoặc Trung Quốc.

Các Tăng, Ni sinh giỏi sẽ được tuyển chọn làm thành viên phiên dịch của Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam hoặc Trung tâm Phật học Hán truyền.

Ban chủ nhiệm khoa
Giới thiệu khoa
Mục tiêu đào tạo
Chương trình đào tạo Đại học
CTĐT: Hệ Đại học (ID= 9): Khoa Phiên Dịch Phật Học Hán Truyền (ID=20)

MÔ TẢ MÔN HỌC

HANT300 阿含經之研究 (Nghiên cứu kinh A-hàm) trang bị cho sinh viên kiến thức về sự tương đồng và dị biệt giữa bốn bộ kinh A-hàm và năm bộ kinh Pali. Học môn này, sinh viên nắm vững triết lý và sự hành trì của Phật giáo Nguyên thủy cũng như nghiên cứu những thuật ngữ, văn phong của văn học A-hàm, khéo léo chuyển dịch thành những bản kinh dễ đọc, dễ hiểu.

HANT301 解深密經 (Giải thâm mật kinh) giúp sinh viên hiểu sâu các khái niệm duy thức học gồm tam tánh (tri-svabhāva), tam vô tánh, biến kế sở chấp tánh (parikalpita-svabhāva), y tha khởi tánh (paratantra-svabhāva), viên thành thật tánh (pariṇispanna-svabhāva). Học môn này, sinh viên hiểu rõ quan hệ giữa kinh này với sự hình thành trường phái Duy thức của Hộ pháp.

HANT302 Lịch sử phiên dịch Đại tạng Trung Quốc cung cấp cho Tăng, Ni sinh kiến thức về quá trình phiên dịch tổng tập “Đại chánh tân tu Đại tạng kinh” rất công phu gồm thời gian và địa điểm dịch, số lượng dịch giả, quá trình dịch từ Phạn sang sang tiếng Hồ, rồi từ Hồ sang Hán. Từ đó, giúp sinh viên có cái nhìn bao quát về lịch sử phiên dịch Đại tạng Trung Quốc, rút kinh nghiệm cho việc học và thực hành phiên dịch Phật điển của bản thân.

HANT303阿毘達磨法蘊足論 (A-tỳ-đạt-ma Pháp uẩn túc luận) giúp sinh viên các chủ đề Phật học chính của các luận sư Hữu bộ thảo luận về Kinh Tạp A-hàm. Môn học này làm phong phú kho từ vựng thuật ngữ Phật học và giúp sinh viên có kinh nghiệm trong việc chú thích khi phiên dịch kinh sách Phật giáo.

HANT304 Phương pháp phiên dịch Tam tạng từ Hán văn sang Việt văn cung cấp cho sinh viên kiến thức về khuynh hướng và phương pháp của từ chữ Phạn, Hồ sang Hán cổ, cũng như quan điểm ‘cách nghĩa Phật giáo’ (佛教格義) tức bản địa hóa Phật học Ấn Độ thành “Phật giáo Trung Hoa”. Sinh viên đào sâu các phương pháp dịch của Trúc Pháp Nhã (竺法雅), Chi Sấm (支谶) và Đạo An (道安)...

HANT305 舍利弗阿毘曇論 (Xá-lợi-phất A-tỳ-đàm luận) giới thiệu các nội dung (i) Vấn phần, (ii) Phi vấn phần, (iii) Nhiếp tương ưng phần, (iv) Tự phần dưới hình thức hỏi đáp nhằm làm sáng tỏ các vấn đề triết học Phật giáo. Học môn này, sinh viên nắm vững quan điểm Phật giáo về bản chất con người và thế giới ngoại tại.

HANT306大智度論 (Đại trí độ luận, Mahāprajñāpāramitopadeśa) giải thích thuyết trung đạo thật tướng trong văn học Bát-nhã. Học môn này, sinh viên hiểu rõ chân lý tương đối và chân lý tuyệt đối, theo đó, đạt đến đạo lý thật tướng. Trong khi phân tích giải thích, Long Thọ đã vay mượn nhiều câu chuyện và truyền thuyết dân gian ở bắc Ấn Độ, góp phần làm rõ xuất xứ và thời điểm ra đời của tác phẩm này.

HANT307文言文1 (Ngữ pháp Hán cổ 1) giúp sinh viên làm quen với ngôn ngữ viết được thành lập trên cơ sở văn nói thời cổ đại Trung Quốc. Lối hành văn ngắn gọn, cách dùng từ súc tích trong những tác phẩm được tuyển chọn, môn này giúp sinh viên tiếp cận tư tưởng sâu sắc của người xưa. Qua đó, sinh viên nắm vững từ vựng, ngữ pháp Hán cổ.

HANT308 文言文2 (Ngữ pháp Hán cổ 2) cung cấp cho sinh viên tăng thêm số vốn từ vựng và kiến thức ngữ pháp Hán cổ nâng cao với các dạng câu đặc biệt. Song song với việc đối chiếu ngữ pháp Hán hiện đại, sinh viên sẽ hiểu sâu, thông thạo từ vựng cổ, tăng hứng thú trong công tác dịch thuật.

HANT400毘尼母經 (Tỳ-ni mẫu kinh) chia thành 8 quyển, thảo luận về giới luật Phật giáo và nhiều sự kiện liên quan đến quan điểm bảo thủ của Đại Ca-diếp về giới luật.

HANT401中論 (Trung luận) gồm 27 phẩm giới thiệu triết học “tánh không” của Phật giáo Đại thừa, phê phán quan điểm tư tưởng của các Bộ phái, nhất là quan điểm ‘Tam thế thật hữu, pháp thể hằng hữu’ của phái Hữu bộ, đồng thời làm rõ tư tưởng ‘nhất thiết pháp giai không’ trong văn học Bát-nhã.

HANT402 禪林寶訓 (Thiền Lâm bảo huấn) tập hợp những huấn từ giáo dục lý tưởng, đạo đức và khuyến tu của các thiền sư thời Nam Bắc Tống, sau khi Phật giáo bị Trung Quốc hóa, dưới hình thức ‘tam giáo đồng nguyên’. Môn này cho chúng ta kinh nghiệm về việc Phật giáo bị đồng hóa với tư tưởng ngoại lai tại Trung Quốc.

HANT403 金剛般若波羅蜜經 (Kinh Kim Cang Bát-nhã) giới thiệu văn học Bát-nhã của Phật giáo Đại thừa sơ khởi về tư tưởng vô chấp và vô trụ tướng. Từ lập trường ‘bản thể luận’ thuyết minh bản chất của các pháp vốn do duyên sinh, môn học này giúp sinh viên vượt sự chấp về ngã tướng, nhân tướng, chúng sinh tướng và thọ giả tướng. Từ đó phê phán tư tưởng ‘tất cả pháp là thật có’ của phái Hữu bộ được xây dựng trên nền tảng ‘hiện tượng luận’.

HANT404 無量壽經優婆提舍 (Vô lượng thọ Ưu-ba-đề-xá) giới thiệu các bài kệ vãng sanh, qua đó, giúp sinh viên hiểu rõ triết lý Tịnh độ tông, thế giới Cực lạc, pháp tu ngũ niệm môn (五念門) gồm lễ bái, tán than, tác nguyện, quán sát và hồi hướng.

HANT405如來藏之研究 (Nghiên cứu Như-lai tạng) giúp sinh viên hiểu sâu về khái niệm Như Lai tạng (Tathāgatagarbha) cũng như mối liên hệ với thuyết pháp thân trong hai trường phái Phật giáo Đại thừa gồm Trung Quán và Duy Thức. Qua đó, sinh viên nắm vững văn phạm và cách dịch kinh và luận Đại thừa.

HANT406十二門論疏 (Thập nhị môn luận sớ) giúp sinh viên làm quen cách nghiên cứu và dịch thuật văn học chú sớ về Thập nhị môn luận (Dvādaśanikāya Śāstra) bằng chữ Hán cũng như mối liên hệ với Trung luận (中論) và triết học tánh không của văn học Bát-nhã.

HANT407龍樹菩薩傳阿育王傳 (Long Thọ sử truyện và A-dục vương truyện) giới thiệu cho sinh viên về cuộc đời và hành trạng của Bồ-tát Long Thọ và đại đế Asoka, qua đó, giúp sinh viên nắm vững lối hành văn, văn phạm và kinh nghiệm dịch thuật sử truyện Phật giáo.

HANT410 Văn bia chữ Hán của Việt Nam giới thiệu nguồn gốc và nội hàm văn bia chữ Hán của Việt Nam với các phương diện văn phạm, tự loại, cách thức dịch, qua các thời kỳ Bắc thuộc, Đinh, Lý, Trần, Lê, Mạc - Lê Trung Hưng - Tây Sơn và Nguyễn. Sinh viên có cơ hội nắm vững truyền thống văn hóa văn khắc trên bia đá với nguồn dữ liệu văn học phong phú.

HANT411 成唯識論 (Thành duy thức luận) dịch từ văn bản Hán và đối chiếu với tiếng Việt, môn học giới thiệu chủ thể và đối tượng, tám phương tiện nhận thức, ba tự tính, ba vô tính, nghiệp, hạt giống, thói quen, cách thức chuyển thức thành trí, giúp người học phá được các hình thái chấp ngã, chấp pháp, nhằm thể đạt được nhận thức như thật về thực tại. Học môn này, sinh viên nắm vững từ nhận thức luận đến giải thoát luận, nhằm giải phóng các sai lầm của thức, giúp mọi người sống với trí tuệ và chứng được năm giai vị tâm linh.

Chương trình đào tạo Thạc sĩ
Chương trình đào tạo Tiến sĩ
Học tập và Nghiên Cứu
Hoạt động sinh viên
Sách và Tài liệu