NS. TS. Thích Nữ Như Nguyệt (HL)

NS.TS. THÍCH NỮ NHƯ NGUYỆT (HL)


I. THÔNG TIN CÁ NHÂN

1.1. Thông tin cá nhân

  1. Họ tên : NGUYỄN THỊ THU HÀ
  2. Pháp danh : THÍCH NỮ NHƯ NGUYỆT
  3. Giáo phẩm : Ni sư
  4. Ngày sinh : 23/9/1966
  5. Ngoại ngữ : Anh văn - Mức độ sử dụng: Trung bình
  6. Học vị cao nhất : Tiến sĩ Phật học
  7. Năm, nước nhận học vị: 2009, Cộng hòa Ấn Độ
  8. Xếp hạng giảng viên: Cơ hữu
  9. Chức vụ trong GHPHVN: Ủy viên BTS GHPGVN TP.HCM; Ủy viên TT Ban Phật giáo Quốc tế Trung ương GHPGVN; Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Nữ giới Phật giáo; Phó Thư ký Phân ban Ni giới GHPGVN TP.HCM.
  10. Chức vụ trong Học viện: Thành viên Hội đồng Điều hành; Phó trưởng Khoa Lịch sử Phật giáo; Phó ban Quản viện Ni.

1.2. Thông tin liên hệ

  1. Địa chỉ thường trú: Tổ đình Huê Lâm, 680 Hồng Bàng, phường 2, quận 11, TP.HCM............

II. QUÁ TRÌNH ĐÀO TẠO

2.1. Đại học

  1. Ngành học : Phật học
  2. Trường đào tạo : Cao cấp Phật học Việt TP.HCM
  3. Hệ đào tạo : Chính quy
  4. Nước đào tạo : Việt Nam
  5. Năm tốt nghiệp : 1997

2.2. Thạc sĩ

  1. Ngành học : Phật học
  2. Trường đào tạo : Đại học Delhi
  3. Hệ đào tạo : Chính quy
  4. Tên luận văn: : Book Review & Survey
  5. Nước đào tạo : Cộng hòa Ấn Độ
  6. Năm tốt nghiệp : 2000

2.3. Tiến sĩ

  1. Ngành học : Phật học
  2. Trường đào tạo : Đại học Delhi
  3. Hệ đào tạo : Chính quy
  4. Tên luận án: : Nguồn gốc và quá trình phát triển của Ni giới Việt Nam
  5. Nước đào tạo : Cộng hòa Ấn Độ
  6. Năm tốt nghiệp : 2009

III. QUÁ TRÌNH CÔNG TÁC CHUYÊN MÔN

Thời gian

Nơi công tác

Công việc đảm nhiệm

2009 – nay

Học viện Phật giáo Việt Nam tại TP.HCM

Giảng viên Khoa Lịch sử Phật giáo

2016-nay

Ban Quản viện Nội xá Ni

2009-nay

TP.HCM

Phó Thư ký PBNG TP.HCM

IV. CÁC HỌC PHẦN ĐẢM NHIỆM

TT

Tên môn

Cấp đào tạo

Năm đào tạo

Tên trường và tỉnh

1

Lịch sử Phật giáo châu Âu-Mỹ

Cử nhân

2009-nay

HVPGVN TP.HCM, TP.HCM

2

Lịch sử Phật giáo châu Âu-Mỹ

Thạc sĩ

2016

HVPGVN TP.HCM, TP.HCM

V. QUÁ TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

5.1. Bài nghiên cứu đăng trong Kỷ yếu/ Tuyển tập của các hội thảo học thuật:

  1. Thích Nữ Như Nguyệt (2014), “Bhiksuni Như Thanh: A Polar Star among Vietnamese Nuns”, Aminent Buddhist Women, trang 83, NXB. Suny Press, New York.
  2. Hội thảo Nữ giới Phật giáo Quốc tế Sakyadhita:

- Lần thứ 8 tại Hàn Quốc (27/6-2/7/2004): “Giáo dục Ni giới Việt Nam đương đại”;

- Lần thứ 11 tại Việt Nam (28/12/2009-3/1/2010): “Ngôi sao Bắc Đẩu của Ni giới Việt Nam: Tỳ kheo ni Như Thanh (1911-1999)”;

- Lần thứ 12 tại Thái Lan (12-18/6/2011): “Sakyadhita: Biên thùy nới rộng của Nữ giới Phật giáo và sự kết nối toàn cầu”;

- Lần thứ 13 tại Vaisali, Ấn Độ (5-12/1/2013): “Quan điểm của Ambedkar về Nữ giới trong xã hội Ấn Độ”;

- Lần thứ 14 tại Indonesia (23-30/6/2015): “Từ bi và dấn thân xã hội: Những mô hình hỗ tương cho Nữ giới Phật giáo Việt Nam”;

- Lần thứ 15 tại Hong Kong (22-29/6/2017): “Từ một nữ doanh nhân thành đạt trở thành tu sĩ Kim Cang Thừa Việt Nam”;

­- Lần thứ 16 tại Úc (23-28/6/2019): “Những chân trời mới của nữ giới Phật giáo Việt Nam”.

  1. Các kỳ Hội thảo, Tọa đàm trong Lễ Tưởng niệm Thánh Tổ Ni Đại Ái Đạo thường niên:

- Hội thảo Lịch sử hình thành và phát triển Ni giới (Phân ban Ni giới Trung ương, tại Bình Dương, 02-03/3/2017): “Tiến tới Hội nghị Sakyadhita lần thứ 15: Những vấn đề đặt ra cho Ni giới Việt Nam”;

- Tọa đàm Ni giới Đồng Nai đồng hành cùng dân tộc ổn định và phát triển (Phân ban Ni giới Đồng Nai, tại Đồng Nai, 21-22/3/2018): “Nữ giới tiên phong bảo vệ môi trường: Câu chuyện trồng rừng của Ni trưởng Huệ Giác”;

- Tọa đàm Ni giới Việt Nam – Ni giới Tiền Giang tiếp bước tiền nhân phát huy Chánh pháp (Phân ban Ni giới Tiền Giang, tại Tiền Giang, 10-11/3/2019): “Vai trò tiên phong của Sư trưởng Như Thanh trong việc tổ chức Đại lễ Giỗ Tổ Kiều Đàm Di”.

  1. Hội thảo Phật giáo Nguyên thủy và Đại thừa trên vành đai và con đường (Đại học California kết hợp Tu viện Po Lin, tại Hong Kong, 29-30/6/2017): “Một vành đai một con đường và sự lan tỏa Phật giáo”.
  2. Hội thảo Nữ giới Phật giáo Việt Nam: Truyền thống và Hiện đại (Đồng tổ chức với Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia TP.HCM, 8/4/2016): “Ni giới Thành phố Hồ Chí Minh”.
  3. Hội thảo Phát huy vai trò Phật giáo tham gia xã hội hóa công tác xã hội, từ thiện (Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Giáo hội Phật giáo Việt Nam, tại Kiên Giang, 14-15/6/2017): “Sự dấn thân của Nữ giới Phật giáo Việt Nam thông qua hoạt động từ thiện xã hội”.
  4. Hội thảo Hòa thượng Khánh Hòa với phong trào chấn hưng Phật giáo ở Việt Nam và truyền thống Bến Tre (Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bến Tre – Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam – Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam Viện Nghiên cứu Tôn giáo, tại chùa Viên Minh, TP.Bến Tre, 19/10/2017): “Những đặc điểm nổi bật của Ni giới Bến Tre”.
  5. Hội thảo Giáo hội Phật giáo Việt Nam 35 năm hình thành và phát triển (Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam – Đại học KHXH&NV, 2/11/2016): “Ni giới TP.HCM: Những thành tựu nổi bật trong giao lưu quốc tế hiện nay”.
  6. Đại hội Đại biểu Phật giáo Toàn quốc lần thứ VIII nhiệm kỳ 2017-2022 (Giáo hội Phật giáo Việt Nam, tại Hà Nội, 19-22/11/2017): “Kiến nghị của Nữ giới Phật giáo”.
  7. Tọa đàm Khoa học Việt Nam – Thái Lan: Đối thoại Văn hóa vùng (Trung tâm Nghiên cứu Thái Lan phối hợp cùng Đại học Mahachulalongkorn, Thái Lan và Đại học Chinan, Đài Loan, tại Trường Đại học KHXH&NV – ĐHQG TP.HCM 14/9/2018): “Bước đầu tìm hiểu mối quan hệ giữa Ni giới Việt Nam và Thái Lan”.
  8. Hội thảo Hoằng pháp khu vực miền Trung – Tây Nguyên (Ban Hoằng pháp Trung ương, tại Khánh Hòa, 28/30/9/2018): “Vai trò của báo chí trong hoằng pháp thời đại mới”.
  9. Hội thảo Phật học Việt Nam thời hiện đại: Bản chất – Hội nhập và Phát triển (Kỷ niệm 35 năm thành lập Học viện Phật giáo Việt Nam tại TP.HCM) (Học viện Phật giáo Việt Nam tại TP.HCM, 07/12/2019): “Bước chuyển mình trong công tác giáo dục Học viện Phật giáo Việt Nam tại TP. Hồ Chí Minh”.
  10. Hội thảo Khoa học Kỷ niệm 906 năm Ni sư Diệu Nhân viên tịch cùng chư vị Tổ sư Ni tiền bối hữu công (Học viện Phật giáo Việt Nam tại Hà Nội, 25, 26, 27/10/2019): “Khôi phục di sản Ni sư Diệu Nhân – Tổ Ni đắc đạo đầu tiên của Ni giới Việt Nam”.

5.2. Sách, giáo trình do bản thân làm (đồng) chủ biên/ tổng biên tập

  1. TKN. Như Nguyệt (Biên dịch) (2012), Tiến tới giải thoát, NXB. Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh.
  2. TKN. Như Nguyệt (Biên dịch) (2013), Phật giáo giữa đời thường, NXB. Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh.
  3. TKN. Như Nguyệt (Biên dịch) (2015), Từ bi và công bằng xã hội, NXB. Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh.
  4. Nhiều tác giả (2016), Nữ giới Phật giáo Việt Nam: Truyền thống và Hiện đại, NXB. Đại học Quốc gia TP.HCM.
  5. TKN. Như Nguyệt (Biên dịch) (2019), Nữ giới Phật giáo đương đại: Quán chiếu, Giao lưu văn hóa và Hoạt động xã hội, NXB. Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh.
  6. NS.TS. Như Nguyệt (Chủ biên) (2019), Di sản Sư trưởng Như Thanh: Kế thừa - Phát triển Ni giới Việt Nam, NXB. Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh.
  7. Nhiều tác giả (2020), Ni giới Thành phố Hồ Chí Minh: Tiềm năng - Hội nhập - Phát triển, NXB. Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh.
  8. Trung tâm Nghiên cứu Nữ giới Phật giáo (Chủ biên) (2020), Ni giới Thành phố Hồ Chí Minh: Tiềm năng – Hội nhập – Phát triển, NXB. Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh.

VI. HƯỚNG DẪN LUẬN ÁN, LUẬN VĂN, KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP:

1. Nguyễn Thị Diệu Duyên (Thích Nữ Huệ Liên) (2016), Tìm hiểu Phật giáo châu Âu giai đoạn 1844-1946, Luận văn Thạc sĩ, Học viện Phật giáo Việt Nam tại TP.HCM (đã tốt nghiệp).

Khoa: 
Buddhism History