Khoa Giáo dục mầm non

Ban chủ nhiệm khoa
Giới thiệu khoa
Mục tiêu đào tạo
Chương trình đào tạo Đại học

Ghi chú

**Không tính vào tổng số tín chỉ toàn khóa học

*  và ** Không tính vào điểm trung bình chung học kì và toàn khóa học

*** Sinh viên hoàn thành các tín chỉ này được nhận bằng Cử nhân của HVPGVN tại TP.HCM.

Các học phần tự chọn tự do: Sinh viên chọn học thêm 5 tín chỉ từ các học phần chưa học trong bất kì chương trình đào tạo nào của Trường Đại học Sư phạm TP.HCM. Các học phần tự chọn tự do được tính vào tổng số tín chỉ toàn khóa học nhưng không tính vào điểm trung bình chung học kì và toàn khóa học.

Ngoài các học phần tự chọn tự do được coi là học phần điều kiện và tính vào tổng số tín chỉ toàn khóa học như trên, sinh viên có thể tự nguyện đăng kí và đóng học phí học bất kì học phần nào chưa học trong các chương trình đào tạo. Học viện sẽ cấp giấy chứng nhận hoàn thành khóa học cho học phần được học thêm đó.

CTĐT: Hệ Đại học (ID= 9): Khoa Giáo Dục Mầm Non (ID=12)

MÔ TẢ MÔN HỌC

EARC1001 Mỹ thuật cơ bản giúp sinh viên nắm vững các kiến thức cơ bản về cái đẹp trong mỹ thuật, phương pháp sáng tạo, ngôn ngữ mỹ thuật (hình họa, trang trí, bố cục, màu sắc...), phát triển kỹ năng vẽ, cắt, xé, dán, nặn... và hình thành ở người học khả năng thiết lập môi trường trường, lớp học có thẩm mĩ và giáo dục thẩm mỹ cho trẻ mầm non, đặc biệt là phát triển ngôn ngữ tạo hình của trẻ.

EARC1002 Âm nhạc cơ bản giúp sinh viên nâng cao khả năng cảm thụ âm nhạc, nắm vững các kiến thức cơ bản về giai điệu, thể loại âm nhạc, nhạc cụ và hình thành các kỹ năng âm nhạc cơ bản như xướng âm, hát đúng giai điệu, nhịp điệu… Trên cơ sở đó, học phần giúp sinh viên chọn lựa các tác giả và tác phẩm âm nhạc thích hợp cho trẻ làm quen, phát triển khả năng cảm thụ và thể hiện âm nhạc. EARC1010 Múa cơ bản giúp sinh viên nâng cao khả năng cảm thụ vẻ đẹp của ngôn ngữ múa, nắm vững các kiến thức và kỹ năng cơ bản về các tư thế, phương hướng múa, các động tác múa dân gian tiêu biểu và cách thức xây dựng các động tác múa phù hợp với lứa tuổi mầm non.

EARC1011 Sinh lý đại cương và Sinh lý trẻ em giúp sinh viên nắm vững các kiến thức cơ bản về cấu tạo và hoạt động của cơ thể người, đặc điểm cấu tạo hoạt động và các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển các hệ cơ quan trong cơ thể trẻ em qua từng giai đoạn. Trên tinh thần đó, sinh viên vận dụng hiểu biết về đặc điểm sinh lý của trẻ mầm non vào quá trình chăm sóc và giáo dục trẻ.

EARC1019 Tổ chức hoạt động vui chơi giúp sinh viên nắm vững khái niệm, tầm quan trọng và các quan điểm tâm lý - giáo dục về hoạt động vui chơi đối với việc học và phát triển của trẻ mầm non. Học phần cũng giúp sinh viên phân biệt các loại trò chơi của trẻ mầm non và có khả năng lập kế hoạch, thiết kế môi trường và tổ chức hoạt động vui chơi của trẻ phù hợp với từng độ tuổi, với điều kiện trong lớp, ngoài trời và với các thời điểm khác nhau trong ngày.

EARC1020 Phát triển chương trình giáo dục mầm non giúp sinh viên nắm vững khái niệm và các yếu tố chi phối chương trình giáo dục mầm non; có hiểu biếT sơ lược về các chương trình giáo dục mầm non tiêu biểu trên thế giới và đổi mới chương trình giáo dục mầm non ở Việt Nam. Học phần cũng giúp sinh viên phân tích chương trình khung hiện hành và bước đầu hình thành khả năng phát triển, tổ chức thực hiện chương trình cụ thể cho lớp/nhóm trẻ: xác định mục tiêu, lập kế hoạch cho năm học, giai đoạn và đánh giá thực hiện chương trình.

EARC1021 Lý luận dạy học mầm non giúp sinh viên nắm vững vai trò, mục tiêu và các đặc thù của dạy học ở bậc mầm non; có khả năng nhận diện và thực thi cách tiếp cận lấy trẻ làm trung tâm trong dạy học cho trẻ mầm non. Học phần hình thành ở sinh viên khả năng lập kế hoạch, phối hợp các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học hiệu quả xuất phát từ khả năng và hứng thú của trẻ.

EARC1022 Dinh dưỡng trẻ em giúp sinh viên nắm vững các hiểu biết và kỹ năng cơ bản về dinh dưỡng cho trẻ mầm non: Các chất dinh dưỡng cần thiết đối với cơ thể người; cách tính nhu cầu năng lượng cho từng lứa tuổi; giá trị dinh dưỡng, các nguyên tắc xây dựng khẩu phần ăn, thực đơn cho trẻ, các biện pháp phòng tránh một số bệnh lý thường gặp ở trẻ em trong trường mầm non. Học phần giúp sinh viên có khả năng tư vấn cho phụ huynh về dinh dưỡng hợp lý cho trẻ mầm non.

EARC1024 Phương pháp khám phá khoa học và xã hội giúp sinh viên nắm vững khái niệm và tầm quan trọng của hoạt động khám phá khoa học và xã hội đối với trẻ mầm non. Học phần còn giúp sinh viên có thể phân tích các cách tiếp cận và nguyên tắc chung trong tổ chức hoạt động khám phá khoa học và xã hội cho trẻ mầm non. Học phần cũng giúp sinh viên đánh giá khả năng, kinh nghiệm, hứng thú của trẻ, phối hợp các phương pháp và hình thức để xác định mục tiêu, lập kế hoạch và chuẩn bị môi trường thích hợp.

EARC1025 Phương pháp cho trẻ mầm non làm quen với toán giúp sinh viên nắm vững khái niệm và tầm quan trọng, đặc điểm hình thành biểu tượng toán ở trẻ mầm non, vai trò hỗ trợ của giáo viên và các nguyên tắc chung trong tổ chức hoạt động. Học phần hỗ trợ sinh viên đánh giá khả năng, hứng thú của trẻ để xác định mục tiêu, lập kế hoạch và chuẩn bị môi trường thúc đẩy trẻ làm quen với toán (biểu tượng về tập hợp, số lượng, số đếm, hình dạng, kích thước, định hướng không gian, định hướng thời gian, hình thành tiền đề sơ đẳng của tư duy logic).

EARC1026 Phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non giúp sinh viên nắm vững khái niệm và tầm quan trọng, cơ sở tâm - sinh lý, đặc điểm và các yếu tố ảnh hưởng tới sự phát triển ngôn ngữ của trẻ mầm non. Sinh viên đánh giá sự phát triển ngôn ngữ của trẻ để xác định mục tiêu, lập kế hoạch và xây dựng môi trường phù hợp, phối hợp các phương pháp và hình thức tổ chức khác nhau, phối hợp gia đình và nhà trường để phát triển ngôn ngữ cho trẻ hiệu quả.

EARC1027 Phương pháp cho trẻ mầm non làm quen với tác phẩm văn học giới thiệu khái niệm và tầm quan trọng của làm quen tác phẩm văn học, đặc điểm cảm thụ văn học đối với sự phát triển mọi mặt của trẻ mầm non và vai trò hỗ trợ của giáo viên. Học phần còn giúp sinh viên nắm vững các nguyên tắc chung trong tổ chức hoạt động làm quen văn học và có thể đánh giá khả năng, hứng thú của trẻ để xác định mục tiêu, lựa chọn tác giả và tác phẩm phù hợp, lập kế hoạch và chuẩn bị môi trường cho trẻ làm quen tác phẩm văn học. Học phần cũng hình thành ở sinh viên khả năng phối hợp các phương pháp và hình thức tổ chức để nâng cao khả năng cảm thụ tác phẩm văn học và sáng tạo của trẻ.

EARC1028 Phương pháp tổ chức hoạt động tạo hình cho trẻ mầm non giúp người học nắm vững các loại hình hoạt động tạo hình ở tuổi mầm non và tầm quan trọng của hoạt động tạo hình đối với sự phát triển toàn diện của trẻ, đặc điểm phát triển khả năng tạo hình và sáng tạo ở trẻ mầm non. Học phần hình thành người học khả năng đánh giá trẻ để xác định mục tiêu, lập kế hoạch để thiết kế môi trường hoạt động phù hợp và vận dụng các phương pháp và hình thức tổ chức khác nhau để kích thích trẻ trải nghiệm và sáng tạo với nhiều loại hình tạo hình và nguyên vật liệu khác nhau.

EARC1029 Phương pháp giáo dục âm nhạc cho trẻ mầm non giúp người học nắm vững khái niệm và tầm quan trọng giáo dục âm nhạc đối với sự phát triển toàn diện của trẻ. Học phần còn giúp sinh viên hiểu rõ đặc điểm cảm thụ âm nhạc của trẻ, vai trò hỗ trợ của giáo viên và các nguyên tắc chung trong tổ chức hoạt động giáo dục âm nhạc ở trường. Học phần cũng giúp sinh viên đánh giá khả năng, hứng thú của trẻ để xác định mục tiêu, lựa chọn các tác phẩm, lập kế hoạch để chuẩn bị môi trường phù hợp và phối hợp các phương pháp và hình thức tổ chức để nâng cao khả năng cảm thụ âm nhạc, vận động theo nhạc và sáng tạo của trẻ.

EARC1030 Phương pháp giáo dục thể chất cho trẻ mầm non giúp sinh viên nắm vững khái niệm, tầm quan trọng và đặc điểm phát triển thể chất đối với trẻ mầm non; vai trò hỗ trợ của giáo viên và các nguyên tắc chung của giáo dục thể chất. Học phần cũng giúp sinh viên có khả năng đánh giá sự phát triển thể chất của trẻ để xác định mục tiêu, nội dung và lập kế hoạch giáo dục thể chất phù hợp; chuẩn bị môi trường, phối hợp các phương pháp và hình thức tổ chức giữa gia đình và nhà trường.

EARC1031 Tìm kiếm và sử dụng các nguồn tư liệu trong dạy học mầm non giúp sinh viên ý thức rõ tầm quan trọng của các nguồn tư liệu trong dạy học ở bậc mầm non; có khả năng lựa chọn và khai thác tư liệu từ nhiều nguồn khác nhau; xử lý, lưu trữ và sử dụng các tư liệu nhằm nâng cao kiến thức của bản thân và hoạt động nghề nghiệp.

EARC1033 Giao tiếp sư phạm mầm non giúp sinh viên nắm vững các đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi và các nguyên tắc, kỹ năng giao tiếp phù hợp với trẻ mầm non. Sinh viên có cơ hội thể hiện tình yêu thương, sự tôn trọng và có thể xử lý các tình huống trong giao tiếp với trẻ.

EARC1037 Gia đình, cộng đồng và trẻ thơ giúp sinh viên thấy được ảnh hưởng của gia đình và môi trường văn hóa xã hội đối với sự phát triển của trẻ, do đó xác định các đặc điểm của nền tảng giáo dục gia đình tốt cho trẻ mầm non và các đóng góp cần có của cộng đồng vào quá trình chăm sóc và giáo dục. Học phần giúp sinh viên thiết lập và duy trì mối quan hệ hợp tác tích cực giữa gia đình, nhà trường và cộng đồng để giáo dục trẻ mầm non.

EARC1039 Chuẩn bị cho trẻ đến trường phổ thông giúp sinh viên nắm vững quan điểm khoa học về việc chuẩn bị cho trẻ đến trường tiểu học và phân tích thực trạng chuẩn bị cho trẻ đến trường hiện nay của gia đình và nhà trường. Trên cơ sở đó, sinh viên đánh giá mức độ sẵn sàng đến trường của trẻ và thực hiện các biện pháp cần thiết để giúp trẻ sẵn sàng đến trường.

EARC1044 Rèn luyện nghiệp vụ sư phạm 1 tạo cơ hội cho sinh viên thâm nhập thực tế giáo dục: tìm hiểu và phân tích cơ cấu tổ chức, các hoạt động trên thực tế của một trường mầm non; bối cảnh kinh tế, xã hội và giáo dục tại địa phương; chức năng và nhiệm vụ của người giáo viên mầm non, phối hợp gia đình và nhà trường. Học phần giúp sinh viên bước đầu tìm hiểu quá trình thực hiện chương trình giáo dục mầm non trên thực tế, thực hành các kỹ năng chăm sóc và giáo dục trẻ đã và đang học, kết nối lý thuyết với thực tiễn.

EARC1045 Rèn luyện nghiệp vụ sư phạm 2 giúp sinh viên có khả năng phân tích thực tế giáo dục ở các trường mầm non và các địa phương, tiếp tục tìm hiểu quá trình thực hiện chương trình giáo dục mầm non trên thực tế, kết nối lý thuyết với thực tiễn. Học phần hỗ trợ khả năng lập kế hoạch và thực hiện các kỹ năng chăm sóc và giáo dục trẻ đã và đang học.

EARC1046 Thực tập sư phạm tạo cơ hội cho sinh viên thực thi trên thực tế các chức năng và nhiệm vụ của người giáo viên mầm non: quản lý nhóm (lớp), lập kế hoạch quá trình chăm sóc và giáo dục trẻ và tổ chức thực hiện, đánh giá và điều chỉnh kế hoạch và thực hiện kế hoạch, tham gia các hoạt động của toàn trường và phối hợp chặt chẽ với phụ huynh trong công tác chăm sóc và giáo dục trẻ. Sinh viên chuẩn bị sẵn sàng về mọi mặt để có thể thực thi một cách độc lập công việc của người giáo viên mầm non.

EARC1051 Khóa luận tốt nghiệp dưới sự hướng dẫn của giảng viên, sinh viên tiến hành một nghiên cứu khoa học về một đề tài trong lĩnh vực GDMN. Nhờ đó, sinh viên phát triển khả năng nghiên cứu khoa học và tìm hiểu sâu về một vấn đề quan tâm.

EARC1304 Toán cơ sở (mầm non) giúp sinh viên nắm vững kiến thức cơ bản và tư duy logic về số tự nhiên, tập hợp, lý thuyết về quan hệ hai ngôi, quan hệ hàm, khái niệm ánh xạ và có khả năng ứng dụng vào hình thành biểu tượng về số tự nhiên, tập hợp, quan hệ, số lượng cho trẻ mầm non.

EARC1305 Tiếng Việt (mầm non) giúp sinh viên lĩnh hội kiến thức cơ bản về ngữ âm và ngữ âm tiếng Việt hiện đại (âm tiết, hệ thống âm vị, chính âm, chính tả); từ vựng và từ vựng tiếng Việt hiện đại (cấu tạo từ, nghĩa của từ, các lớp từ); ngữ pháp và ngữ pháp tiếng Việt hiện đại (từ loại tiếng Việt, câu và liên kết câu, văn bản); phong cách học và phong cách học tiếng Việt hiện đại (các phong cách chức năng ngôn ngữ, một số biện pháp tu từ), nhằm sử dụng tiếng Việt hiệu quả trong giao tiếp và phát triển ngôn ngữ cho trẻ.

EARC1306 Văn học thiếu nhi (mầm non) giúp sinh viên nắm vững kiến thức cơ bản về quá trình hình thành, phát triển của văn học thiếu nhi, đặc trưng của văn học thiếu nhi nói chung và văn học thiếu nhi cho trẻ mầm non nói riêng cùng với một số tác giả và tác phẩm tiêu biểu. Trên cơ sở đó, sinh viên chọn lọc các tác phẩm và tác giả thích hợp cho trẻ làm quen và phát triển khả năng cảm thụ văn học của trẻ.

EARC1307 Bệnh trẻ em và sơ cấp cứu giúp sinh viên hiểu rõ các biểu hiện lâm sàng cơ bản, nguyên nhân gây bệnh, đường lây truyền bệnh, cách phòng bệnh của các bệnh thường gặp ở trẻ em. Học phần cũng cung cấp kiến thức cơ bản về thuốc và cách sử dụng thuốc trong trường mầm non; giúp người học hình thành các kỹ năng sơ cấp cứu và phòng tránh một số tai nạn thường gặp như khả năng đảm bảo môi trường vệ sinh, an toàn trong trường mầm non.

EARC1309 Vệ sinh trẻ em giúp sinh viên nắm vững các hiểu biết cơ bản về vi sinh vật, kí sinh trùng, sự phân bố của chúng trong tự nhiên và trong cơ thể người; vệ sinh môi trường đất, nước và không khí; các biện pháp diệt khuẩn và ứng dụng các biện pháp này vào đảm bảo vệ sinh môi trường trong trường mầm non. Học phần cũng giúp sinh viên hiểu rõ và thực thi các yêu cầu về vệ sinh xây dựng, vệ sinh trang thiết bị, chế độ vệ sinh trẻ em từ 6 tháng đến 6 tuổi.

EARC1321 Cách tiếp cận tích hợp trong giáo dục mầm non giới thiệu quan điểm dạy học tích hợp, phân tích những khó khăn thực trạng thực hiện dạy học tích hợp ở bậc mầm non hiện nay. Học phần cũng giúp sinh viên phát triển chương trình giáo dục theo cách tiếp cận tích hợp (theo chủ đề, sự kiện, dự án...).

EARC1322 Đánh giá trong giáo dục mầm non giúp sinh viên nhận biết mục đích và nội dung của đánh giá việc học và phát triển, phân tích các cách tiếp cận, các loại hình, các phương pháp đánh giá trẻ mầm non. Bằng cách này, sinh viên xử lý và sử dụng kết quả đánh giá để lên kế hoạch hoặc điều chỉnh các hoạt động chăm sóc và giáo dục trẻ, góp phần hiểu rõ cách đánh giá và nâng cao chất lượng trường, giáo viên mầm non.

EARC1323 Xây dựng khẩu phần ăn cho trẻ mầm non giúp sinh viên phát triển khả năng xây dựng khẩu phần và thực đơn cho trẻ các nhóm tuổi: nhóm bột, nhóm nhà trẻ, nhóm cơm mẫu giáo.

EARC1325 Mỹ thuật mầm non giúp sinh viên nâng cao các kỹ năng vẽ, cắt, xé, dán, nặn... thường được sử dụng trong trường mầm non. Học phần hỗ trợ sinh viên vận dụng các hiểu biết của Mỹ thuật cơ bản vào phân tích các sản phẩm tạo hình của trẻ và kết hợp các nguyên vật liệu dễ tìm để sử dụng trong hoạt động tạo hình của trẻ mầm non.

EARC1326 Hướng dẫn vẽ theo chủ đề giúp sinh viên nâng cao kỹ năng vẽ về các chủ đề thường thực hiện trong trường mầm non. Học phần cũng phát triển khả năng sáng tạo của sinh viên, vẽ theo chủ đề thông qua sử dụng các phương tiện vẽ đa dạng và kết hợp với các nguyên vật liệu mở, từ đó người học có thể khơi dậy trí tưởng tượng và khả năng sáng tạo trong tạo hình của trẻ mầm non.

EARC1327 Đồ chơi trẻ em giới thiệu các nguyên tắc và kỹ thuật cơ bản trong thiết kế đồ chơi và sử dụng các nguyên vật liệu có sẵn để thiết kế đồ chơi phục vụ cho các hoạt động của trẻ tạo cơ hội cho sinh viên hướng dẫn trẻ cách làm một số đồ chơi phù hợp với khả năng.

EARC1328 Âm nhạc mầm non hướng dẫn sinh viên nâng cao kỹ năng sử dụng organ; giới thiệu các nhạc cụ khác như trống, sáo, kèn, đàn bầu, guitar, violon…; hoàn thiện kỹ năng hát, xướng âm các bài hát, giai điệu theo các chủ đề thường được sử dụng trong trường mầm non.

EARC1329 Múa mầm non giới thiệu một số tác phẩm múa tiêu biểu cho trẻ, giúp sinh viên ứng dụng các động tác múa đã học để xây dựng hệ thống các động tác múa và các tiết mục múa minh họa phù hợp với trẻ mầm non.

EARC1330 Dàn dựng chương trình ca, múa, nhạc mầm non giúp sinh viên nắm vững cấu trúc của một chương trình ca, múa, nhạc và có khả năng dàn dựng các tiết mục hát, múa (độc lập, minh họa) cũng như toàn bộ một chương trình ca, múa, nhạc cho trẻ mầm non.

EARC1334 Các mô hình giáo dục mầm non trên thế giới giúp sinh viên phân tích và đánh giá một số mô hình giáo dục mầm non cổ điển và hiện đại tiêu biểu trên thế giới: Steiner, Froebel, Montessori, Reggio Emilia, High Scope, Te Whariki…; ở các nước Bắc Âu (Thụy Điển, Phần Lan, Na Uy) và Châu Á (Singapore, Hàn Quốc, Nhật). Qua đó, sinh viên chọn lọc các bài học kinh nghiệm của thế giới và ứng dụng vào thực tế giáo dục mầm non Việt Nam.

EARC1336 Các lý thuyết về sự phát triển tâm lý trẻ em giúp sinh viên nắm vững các học thuyết về sự phát triển tâm lý trẻ em: Trường phái sinh học quyết định, trường phái phân tâm học, trường phái hành vi, trường phái kiến tạo… giúp sinh viên có thể ứng dụng các học thuyết này trong các hoạt động chăm sóc và giáo dục trẻ.

EARC1337 Thiết kế và sử dụng môi trường giáo dục trong trường mầm non giúp sinh viên lĩnh hội tầm quan trọng của môi trường giáo dục đối với việc học và phát triển của trẻ mầm non nhằm nắm vững các nguyên tắc xây dựng môi trường giáo dục trong và ngoài lớp học. Trên cơ sở đó, sinh viên có khả năng thiết lập môi trường giáo dục an toàn và kích thích trẻ vui chơi, hoạt động, học tập và phát triển.

EARC1400 Nhập môn nghề giáo viên (mầm non) giúp sinh viên tìm hiểu cơ cấu và hoạt động thực tế của trường, chức năng và nhiệm vụ của người giáo viên mầm non, các phẩm chất, kiến thức và năng lực cần thiết để con đường phát triển nghề nghiệp. Trên cơ sở đó, học phần giúp sinh viên có ý thức rõ ràng về nghề nghiệp tương lai.

EARC1416 Tâm lý học mầm non 1 giúp sinh viên nắm vững những lý luận chung về sự phát triển tâm lý trẻ em: các trường phái chính, những vấn đề cơ bản về sự phát triển tâm lý trẻ em, các yếu tố tác động đến sự phát triển tâm lý trẻ em và ứng dụng vào quá trình chăm sóc và giáo dục trẻ cũng như tư vấn cho phụ huynh về phương pháp nuôi dạy trẻ phù hợp với lứa tuổi.

EARC1417 Tâm lý học mầm non 2 giúp sinh viên nhận biết các giai đoạn phát triển của trẻ em từ bào thai đến 6 tuổi: Hoạt động chủ đạo của trẻ hài nhi, ấu nhi, mẫu giáo và đặc điểm tâm lý của các thời kì. Từ đó, sinh viên đánh giá sự phát triển tâm lý của trẻ và ứng dụng vào quá trình chăm sóc, giáo dục cũng như tư vấn cho phụ huynh về phương pháp nuôi dạy trẻ phù hợp với lứa tuổi.

EARC1418 Giáo dục học mầm non mô tả khái quát về giáo dục học mầm non: Sơ lược về đối tượng, nhiệm vụ, phương pháp nghiên cứu, lịch sử hình thành và phát triển GDMN trên thế giới và trong nước. Học phần giúp sinh viên nắm vững mục tiêu; nhiệm vụ, nội dung và con đường thúc đẩy 5 mặt phát triển ở trẻ (thể chất, nhận thức, ngôn ngữ, tình cảm - xã hội, thẩm mỹ) của GDMN; các nguyên tắc, hình thức, phương pháp và các điều kiện giáo dục Học phần cũng trình bày các dạng hoạt động cơ bản của trẻ tại trường, nội dung và phương pháp tổ chức các hoạt động; cách tổ chức cuộc sống sinh hoạt của trẻ qua sự hợp tác giữa nhà trường và gia đình chuẩn bị cho trẻ vào trường phổ thông.

EARC1424 Quản lý và lãnh đạo giáo dục mầm non giúp sinh viên phân tích khái niệm và vai trò của quản lý và lãnh đạo trong giáo dục mầm non nhằm đạt được kiến thức và kỹ năng cần thiết để thực hiện hiệu quả công tác quản lý, thanh tra kiểm tra nội bộ và đánh giá. Sinh viên thực thi lãnh đạo, thúc đẩy, dẫn dắt trường phát triển, nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ.

EARC1501 Văn học dân gian (mầm non) giúp sinh viên có kiến thức nội hàm về văn học dân gian (VHDG) nói chung và dành cho trẻ mầm non nói riêng (Đặc trưng VHDG; Các thể loại VHDG; Nội dung VHDG dành cho trẻ mầm non; Phương pháp dạy – học VHDG dành cho trẻ mầm non; Một số vấn đề “tích hợp” từ VHDG...). Thông qua đó, sinh viên có khả năng chọn lọc và phân tích, “cho trẻ làm quen với tác phẩm VHDG” đồng thời biết khơi dậy, phát triển khả năng cảm thụ văn học của trẻ em.

EDUC1003 Giáo dục học đại cương nhằm hình thành và phát triển cho sinh viên, chuyên viên quản lý giáo dục hệ thống tri thức và kỹ năng phân tích các vấn đề cơ bản về cấu trúc, nhiệm vụ, bản chất, động lực và hệ thống phương pháp dạy học theo các quan điểm dạy học truyền thống và hiện đại. Bằng cách này, sinh viên có khả năng phân tích các đặc điểm, bản chất và nguyên tắc giáo dục; kỹ năng vận dụng phối hợp các phương pháp giáo dục trong tổ chức hoạt động giáo dục phát triển phẩm chất nhân cách cho học sinh phổ thông.

EDUC1304 Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục nhằm hình thành cho sinh viên hệ thống kiến thức cơ bản, bản chất, cấu trúc logic của một công trình khoa học giáo dục cùng với các phương pháp và kỹ năng xác định tên một đề tài khoa học. Góp phần xây dựng được một đề cương, trình bày một báo cáo khoa học giáo dục, và bước đầu biết vận dụng kỹ năng NCKH giáo dục vào học tập ở đại học. Giáo dục thể chất 2 tổ chức tập luyện các kỹ thuật cơ bản và cung cấp kiến thức của các môn thể thao tự chọn. Rèn luyện các bài tập thể lực chung nhằm nâng cao sức khỏe và bước đầu hướng dẫn tập luyện một số bài tập thể lực chuyên môn hỗ trợ cho môn thể thao mà sinh viên đã lựa chọn tập luyện. Giáo dục thể chất 3 tổ chức tập luyện các kỹ thuật nâng cao của môn thể thao tự chọn. Tăng khả năng sinh viên phối hợp vận động, lượng vận động trong thể lực chung và thể lực chuyên môn thông qua các bài tập thể lực đa dạng, chuyên biệt. Bước đầu làm quen các hình thức và luật thi đấu của các môn thể thao mà sinh viên đã lựa chọn tập luyện.

MILI2401 Giáo dục Quốc phòng - Học phần I đối tượng, phương pháp nghiên cứu môn học; quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về chiến tranh, quân đội và bảo vệ tổ quốc; xây dựng nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân bảo vệ tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; chiến tranh nhân dân bảo vệ tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam; kết hợp phát triển kinh tế, xã hội với tăng cường quốc phòng, an ninh và đối ngoại; những vấn đề cơ bản về lịch sử nghệ thuật quân sự Việt Nam... để giúp người học phân tích được những vấn đề thuộc về lĩnh vực đường lối quân sự và an ninh của Đảng Cộng sản Việt Nam.

MILI2402 Giáo dục Quốc phòng - Học phần II phòng, chống chiến lược “diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch đối với cách mạng Việt Nam; xây dựng lực lượng dân quân tự vệ, lực lượng dự bị động viên và động viên công nghiệp quốc phòng; xây dựng và bảo vệ chủ quyền biển, đảo, biên giới quốc gia trong tình hình mới; một số nội dung cơ bản về dân tộc, tôn giáo, đấu tranh phòng chống các thế lực thù địch lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo chống phá cách mạng Việt Nam; những vấn đề cơ bản về bảo vệ an ninh quốc gia và bảo đảm trật tự, an toàn xã hội; những vấn đề cơ bản về đấu tranh phòng chống tội phạm và tệ nạn xã hội; xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc; an ninh phi truyền thống và đấu tranh phòng chống các đe dọa an ninh phi truyền thống ở Việt Nam… giúp người học phân tích được những vấn đề thuộc về lĩnh vực quốc phòng và an ninh, phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hội, bảo vệ an ninh Tổ quốc.

MILI2403 Giáo dục Quốc phòng - Học phần III đội ngũ đơn vị; sử dụng bản đồ địa hình quân sự; phòng chống địch tiến công bằng vũ khí công nghệ cao; ba môn quân sự phối hợp; trung đội bộ binh tiến công; trung đội bộ binh bộ binh phòng ngự; kỹ thuật bắn súng ngắn K54 và thực hành sử dụng một số loại lựu đạn Việt Nam. MILI2404 Giáo dục Quốc phòng - Học phần IV giới thiệu chung về tổ chức lực lượng các quân binh chủng; Lịch sử, truyền thống quân binh chủng; Tham quan các học viện, nhà trường, đơn vị, bảo tàng; ...

Ngoại ngữ học phần 1 cung cấp cho sinh viên các kiến thức ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp và các kiến thức văn hóa, xã hội nhằm giúp sinh viên phát triển năng lực giao tiếp cần thiết và có khả năng vận dụng vào xử lý các tình huống giao tiếp hàng ngày ở trình độ trên bậc 2/6 theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.

Ngoại ngữ học phần 2 giúp sinh viên hệ thống hóa lại các kiến thức từ vựng, ngữ pháp, văn hóa, xã hội và phát triển năng lực giao tiếp để có khả năng vận dụng vào xử

lý các tình huống giao tiếp thông thường hoặc đặc biệt ở trình độ cận bậc 3/6 theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.

Ngoại ngữ học phần 3 giúp sinh viên củng cố và bổ sung các kiến thức ngôn ngữ, văn hóa, xã hội, phát triển năng lực giao tiếp để có khả năng vận dụng tốt trong việc giải quyết các tình huống giao tiếp ở trình độ bậc 3/6 theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.

PHLY2401 Giáo dục thể chất 1 cung cấp kiến thức rèn luyện thể chất và tập luyện thể thao để giữ gìn sức khỏe. Bồi dưỡng kỹ năng vận động trong cuộc sống thông qua các bài tập thể dục phát triển chung, bài tập thể lực và các phương pháp tập luyện, tự tập luyện phát triển thể lực cá nhân (sức bền, sức mạnh, sức nhanh, khéo léo, độ dẻo).

POLI1001 Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác – Lênin nội dung học phần được ban hành theo Quyếtđịnhsố 52/2008/QĐ-BGDĐTngày 18/09/2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

POLI1002 Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam nội dung học phần được ban hành theo Quyết định số 52/2008/QĐ-BGDĐT ngày 18/09/2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

POLI1003 Tư tưởng Hồ Chí Minh nội dung học phần được ban hành theo Quyết định số 52/2008/QĐ- BGDĐT ngày 18/09/2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

POLI1903 Pháp luật đại cương nội dung học phần được ban hành theo Quyết định số: 1928/QĐTTG, ngày 20/11/2009 về việc phê duyệt Đề án nâng cao chất lượng công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường.

PSYC1001 Tâm lý học đại cương giới thiệu các hoạt động và giao tiếp; sự hình thành và phát triển tâm lý và ý thức; hoạt động nhận thức; xúc cảm, tình cảm và ý chí; nhân cách, sự hình thành và phát triển nhân cách. Môn học giúp sinh viên lĩnh hội được những kiến thức cơ bản về bản chất, đặc điểm của hiện tượng tâm lý và các quy luật tâm lý cơ bản của con người (nhận thức, tình cảm, ý chí, hành động và nhân cách...).

SPEC1002 Giáo dục hòa nhập giúp sinh viên có các kiến thức cơ bản về giáo dục hòa nhập, bao gồm: Các quan điểm giáo dục, các mô hình, các nguyên tắc và quy trình dạy học hòa nhập cho trẻ có nhu cầu đặc biệt và vận dụng các kiến thức đó để thực hiện một số điều chỉnh cơ bản cho một số dạng khuyết tật trong trường học hoà nhập.

TTTH1001 Tin học căn bản giúp sinh viên có các kiến thức cơ bản về máy tính và Internet, biết sử dụng và khai thác tài nguyên thông tin trên máy tính phục vụ cho học tập và nghiên cứu. Giúp sinh viên có khả năng sử dụng một cách cơ bản các công cụ phần mềm văn phòng trong học tập và nghiên cứu, cụ thể là soạn thảo văn bản (như MS Word), bảng tính điện tử (như MS Excel), và thiết kế trình chiếu (như MS Power Point).

Chương trình đào tạo Thạc sĩ
Chương trình đào tạo Tiến sĩ
Học tập và Nghiên Cứu
Cơ hội sau khi tốt nghiệp
Hoạt động sinh viên
Sách và Tài liệu