Văn học Pali
VĂN HỌC PALI
TIỂU LUẬN
(dành cho học viên Khóa II - Đào tạo Từ xa)
Giảng viên hướng dẫn: TS Thích Bửu Chánh
Đề tài: Học Viên tự chọn 1 trong 5 đề tài sau
1. Hãy tóm tắt và phân tích 10 bài Kinh Trung Bộ (tự chọn) trong số 152 bài.
2. Phân tích Tứ Thánh Đế trong Kinh Trung Bộ
3. Phân tích lý Nhân Quả trong Kinh Trung Bộ
4. Phân tích lý Vô Ngã trong Kinh Trung Bộ
5. Phân tích Niết Bàn trong Kinh Trung Bộ
ÔN THI MÔN VĂN HỌC PÀLI
1. Tam Tạng Pàli gồm các tác phẩm nào? Kể ra tên Pàli – Việt.
2. Giới thiệu tóm tắt về ngôn ngữ Pàli?
3. Dịch đoạn Pàli sau đây ra tiếng Việt:
“Katamo Eko dhammo bahu-kàro? Appamàdo kusalesu dhammesu. Ayam Eko dhammo bahukàro. ”
4. Tóm tắt 1 bài Kinh Trung Bộ bất kỳ mà Tăng Ni sinh viên tâm đắc nhất? Giải thích vì sao tâm đắc nhất?
5. Kể tên 3 nhà chú giải lừng danh của Văn học Pàli?
6. Các học giả đã ví dụ Tam Tạng Pàli như một thân cây gồm cành lá hoa trái, rễ cây, lõi cây. Kinh Tạng như cành lá hoa trái, Luật Tạng như rễ cây, Luận Tạng (Abhidhammapitaka) như lõi cây? Hãy giải thích tóm tắt sự ví dụ trên.
7. Tại sao các học giả nói: “Đức Phật giảng về Kinh Tạng như dụ người ta đến, giảng về Luật Tạng như trói người ta lại và giảng về Luận Tạng như giết người ta chết”. Hãy giải thích tóm tắt nhận định trên.
8. Phân tích tóm tắt Nghiệp trong bài “Kinh Tiểu Nghiệp Phân Biệt” thuộc Kinh Trung Bộ.
9. Phân tích tóm tắt đoạn Kinh: “Quá khứ không truy tìm. Tương lai không ước vọng. Quá khứ đã đoạn tận. Tương lai lại chưa đến. Chỉ có pháp hiện tại. Tuệ quán chính ở đây.” (Trích Kinh Nhất Dạ Hiền Giả – Trung Bộ Kinh).
10.Các Tăng Ni sinh viên có nhận xét gì về hệ thống Kinh điển đồ sộ của nền Văn học Pàli.
NỘI DUNG ÔN TẬP THI CUỐI HK 3
(Phần bổ sung vào ngày 16/12/2012)
Câu hỏi (bắt buộc): Cho biết các phương pháp thực tập chánh niệm trong Kinh Niệm Xứ - Trung Bộ Kinh, Kinh số 10 và Kinh Đại Niệm Xứ - Trường Bộ Kinh, Kinh số 22.
Ghi chú: Bỏ câu số 3 trong 10 câu trên, và thêm vào câu hỏi bắt buộc. Giáo thọ sẽ chọn 5 câu để ra đề thi, trong đó có câu bắt buộc.
Hướng dẫn:
- Chánh niệm trên hơi thở.
- Chánh niệm trong khi đi, đứng, nằm hoặc ngồi.
- Chánh niệm trên các động tác khác.
- Niệm về bộ xương.
- Niệm về tử thi.
- Niệm về tứ đại (đất, nước, lửa, gió).
- Niệm về thọ (thọ khổ, thọ lạc, thọ ưu, thọ hỷ, thọ xả.
- Niệm về tâm (tâm tham, tâm sân, tâm si, tâm thiện, tâm bất thiện v.v…).
- Niệm về pháp (ngũ thủ uẩn, năm triền cái, mười hai xứ, bảy giác chi, tứ diệu đế) – xem chi tiết trong bài Kinh Niệm Xứ, Trung Bộ Kinh và Trường Bộ Kinh.
MP3
Khóa IX:
2. Giới thiệu văn học Pali (tt)
5. Kinh Trung Bộ số 82 – Ratthapala sutta
6. Hướng dẫn viết tóm tắt tác phẩm thanh tịnh đạo
11. Kinh Pháp Môn Căn Bản (tt)
Đào tạo Từ xa: