Khoa Anh văn Phật pháp

Ban chủ nhiệm khoa

BAN CHỦ NHIỆM KHOA QUA CÁC THỜI KỲ

Ban chủ nhiệm khoa 2022-2027

Trưởng khoa: HT.TS. Thích Tâm Đức

Phó khoa: SC.TS. Thích Nữ Liễu Pháp

Phó khoa kiêm Thư ký khoa: SC.TS. Thích Nữ Huệ Hòa

Ban chủ nhiệm khoa 2020-2022

Trưởng khoa: TT.TS. Thích Tâm Đức

Phó khoa: SC.TS. Thích Nữ Liễu Pháp

                      SC.TS. Thích Nữ Huệ Hòa

Ban chủ nhiệm khoa 2017-2019

Trưởng khoa:TT.TS. Thích Tâm Đức

Phó khoa: SC.TS. Thích Nữ Liễu Pháp

      TS. Trần Chí Tâm

Ban chủ nhiệm khoa 2011-2017

Trưởng khoa: TT.TS. Thích Tâm Đức

Phó khoa: SC.TS. Thích Nữ Liễu Pháp

Ban chủ nhiệm khoa 2009-2011

Trưởng khoa: TT.TS. Thích Tâm Đức

Phó khoa: Trần Phương Lan

CÁC GIẢNG VIÊN TIÊU BIỂU

TT.TS. Thích Tâm Đức

ĐĐ.TS. Thích Trí Minh

ĐĐ.TS. Thích Minh Thắng

TT.TS. Thích Chúc Tín

ĐĐ.TS. Thích Hoằng Hòa

ĐĐ.TS. Thích Thiện Lâm

SC.TS. Thích Nữ Liễu Pháp

SC.TS. Thích Nữ Huệ Hòa

SC.ThS. Thích Nữ Tuệ Thảo

NS.TS. Thích Nữ Từ Phước

NS.TS. Thích Nữ Giới Hương

SC.TS. Thích Nữ An Thọ

ThS. Dương Trí Thanh

ThS. Trần Thị Trúc Duyên

TS. Bùi Phú Hưng

ThS. Nguyễn Huy Khải

ThS. Trần Quang Bảo Phúc

ThS. Đậu Thị Tuyết Mai

Giới thiệu khoa

Do nhu cầu thực tiễn trong thời đại mới, Khoa Anh văn Phật pháp được thành lập năm 2009 nhằm đào tạo tăng ni trẻ có lĩnh vực chuyên môn sâu về tiếng Anh Phật pháp. Khóa VIII (2009-2013) là niên khóa đầu tiên của Khoa Anh văn Phật pháp với số lượng khiêm tốn là 32 tăng ni sinh theo học.

Hiện nay, Khoa Anh văn Phật pháp không chỉ đào tạo sinh viên chuyên ngành tiếng Anh Phật Pháp mà còn đào tạo Tiếng Anh Phật Pháp căn bản cho những tăng ni sinh viên không chuyên Anh. Ngày càng nhiều sinh viên đăng ký theo học Anh văn Phật pháp. Khóa XII có 90 sinh viên học chuyên ngành và 290 sinh viên học Anh văn Phật pháp dưới hình thức sinh ngữ Anh, chiếm tổng cộng 59.6% trên tổng số 638 sinh viên toàn học viện. Khóa XIV có 60 tăng ni sinh theo học chuyên ngành và 230 sinh viên học Anh văn Phật pháp dưới hình thức sinh ngữ Anh, chiếm tổng cộng 71.8% trên tổng số 404 sinh viên toàn học viện.

Đây là Khoa có đội ngũ giảng viên tốt nghiệp từ nhiều nước, năng động, có chuyên môn cao. Có giảng viên đang dạy ngôn ngữ Anh tại các trường đại học danh tiếng ở TP.HCM.

Mục tiêu đào tạo

Khoa Anh văn Phật pháp giúp SV có năng lực chuyên môn sâu về ngôn ngữ Anh cũng như kiến thức chuyên ngành về tiếng Anh Phật pháp với các kỹ năng thực tế gồm cả 4 kỹ năng: listening skill (kỹ năng nghe), speaking skill (kỹ năng nói), reading skill (kỹ năng đọc), writing skill (kỹ năng viết) tiếng Anh. Chương trình học được phân bổ một cách có hệ thống và logic.

Với kiến thức chuyên ngành tiếng Anh tối thiểu 78 TC, SV trải nghiệm tư tưởng các kinh quan trọng của Phật giáo Nguyên thủy và Đại thừa bằng tiếng Anh.

Hoàn tất chương trình đào tạo, SV sẽ phát huy 4 kỹ năng nói, nghe, đọc và viết bằng tiếng tiếng Anh, tham gia vào việc thông phiên dịch song ngữ, hay giảng dạy Anh văn Phật pháp.

Chương trình đào tạo Đại học

Số tín chỉ, thời gian học và thi cử

- Số tín chỉ tối thiểu: 129 TC.

- Thời gian học: 3-4 năm.

- Các môn lý thuyết: 1 bài thu hoạch và 1 bài thi viết tại lớp.

CTĐT: Hệ Đại học (ID= 9): Khoa Anh Văn Phật Pháp (ID=7)

MÔ TẢ MÔN HỌC

ENG121- ENG124 Buddhist English Reading 1- 4 (Đọc hiểu tiếng Anh Phật pháp 1- 4) giúp sinh viên học tiếng Anh qua tiểu sử Đức Phật từ sơ sinh đến thành đạo, giáo hóa chúng sanh, sự thành lập Tăng đoàn, các vị đại đệ tử của Phật và một số bài Pāḷi dịch Anh tiêu biểu.

ENG141-143 English Listening Skills 1-3 (Kỹ năng nghe tiếng Anh 1-3) cung cấp các bài tập phát triển kỹ năng nghe, hiểu tiếng Anh qua các bài hội thoại hay độc thoại mẫu. Môn học hướng dẫn cách dùng trọng âm, nối âm, nhẹ giọng, các âm điệu; cách dùng từ nối, từ chuyển ý, đảo ý của một bài nói chuyện hay bài đàm thoại.

ENG151 English Speaking Skills 1 (Kỹ năng nói tiếng Anh 1) giúp sinh viên tăng cường kỹ năng giao tiếp hàng ngày và đoạn thuyết trình ngắn bằng tiếng Anh. Môn học cung cấp một số từ vựng, chủ đề về thói quen và sở thích cá nhân, tham quan du lịch, nghề nghiệp, giáo dục, giao thông và quan hệ gia đình.

ENG152 English Speaking Skills 2 (Kỹ năng nói tiếng Anh 2) giúp sinh viên phát triển kỹ năng giao tiếp hàng ngày và khả năng xây dựng đoạn thuyết trình ngắn về các chủ đề liên quan đến sinh hoạt Phật giáo và tu học bằng tiếng Anh.

ENG153 English Speaking Skills 3 (Kỹ năng nói tiếng Anh 3) giúp sinh viên phát triển kỹ năng giao tiếp và thuyết trình nâng cao về các chủ đề Phật học bằng tiếng Anh.

ENG201 Grammar and Exercises (Văn phạm và thực hành) giúp sinh viên sử dụng thành thạo các thì và những kiến thức cơ bản quan trọng trong tiếng Anh, đồng thời, phát triển kỹ năng phản xạ, vận dụng và làm việc độc lập. ENG202 English Pronunciation (Phát âm tiếng Anh) hỗ trợ kỹ năng nghe, nói và cung cấp kiến thức cơ bản về ngữ âm và âm vị gồm phụ âm, nhóm phụ âm, nguyên âm ngắn, nguyên âm dài, nguyên âm đôi, trọng âm, ngữ điệu.

ENG203 English Semantics (Ngữ nghĩa tiếng Anh) giúp sinh viên phân biệt nghĩa của từ, câu gồm nghĩa biểu thị, nghĩa hàm ý, đồng nghĩa, đa nghĩa, đồng âm, và câu như nghĩa của suy luận, nghĩa kế thừa, nghĩa trừu tượng và các hình thái tu từ. Thông qua việc phân tích ý nghĩa của các từ, cụm từ, câu tiếng Anh, người học hiểu đúng nghĩa của các văn bản, giúp sinh viên dịch thuật và viết đúng văn bản.

ENG204 Guide to Patterns and Usage in English (Hướng dẫn mẫu câu và cách sử dụng trong tiếng Anh) giúp sinh viên tổng hợp kiến thức, thực hành phân tích và viết đúng cấu trúc câu căn bản và nâng cao trong tiếng Anh. Nội dung bao gồm cách thành lập cụm danh từ, động từ, tính từ; cách viết câu đơn theo đúng năm mẫu thức căn bản và nâng cao, cách viết câu kép, câu phức có chứa mệnh đề danh từ, mệnh đề tính từ, mệnh đề trạng từ.

ENG205 English Syntax (Cú pháp tiếng Anh) giúp sinh viên hiểu sâu cú pháp tiếng Anh, biết được vị trí, đối tượng, nhiệm vụ của cú pháp học, các thành tố trực tiếp, chức năng và loại từ của từ và cụm từ trong cụm từ, mệnh đề, câu. Sinh viên nắm vững lý thuyết về câu, những vấn đề về cấu trúc câu, phân loại câu tiếng Anh, giải thích các hiện tượng ngữ pháp, phân tích cú pháp và mô hình hóa cấu trúc câu tiếng Anh sử dụng biểu đồ hình cây và phân biệt được cấu trúc câu đúng hoặc sai, nâng cao khả năng sử dụng câu tiếng Anh chuẩn xác.

ENG300 Dhammapada (Nghiên cứu Kinh Pháp cú) giới thiệu tư tưởng Kinh Pháp cú phiên bản tiếng Anh. Sinh viên nắm được hoàn cảnh ra đời cũng như giáo lý thâm sâu của các bài kệ Pháp cú.

ENG312 English Phonetics & Phonology (Ngữ âm & âm vị học tiếng Anh) giúp sinh viên nắm vững lý thuyết, các bộ phận phát âm (nguyên âm, phụ âm), vận dụng những nguyên âm đôi, nguyên âm ba và các phụ âm bật, phụ âm căng, âm mũi, âm tiết của từ, nhấn âm, ngữ điệu, đồng hóa âm, lướt âm, và các trường hợp nối âm. Sinh viên áp dụng kiến thức ngữ âm học vào giao tiếp ngôn ngữ nói, cảm nhận được hàm ý thông qua ngữ điệu và nhấn âm, và vận dụng phiên âm các từ vựng trong tiếng Anh và phát âm hiệu quả.

ENG315 Introduction to Abhidhamma Piṭaka (Đại cương Luận tạng) cung cấp cho sinh viên kiến thức căn bản và tổng quát về tạng Vi diệu pháp (Abhidhamma Piṭaka), đặc biệt các chủ đề chân đế và tục đế, 121 loại tâm, 52 tâm sở, sắc pháp và niết-bàn.

ENG330 Words and Origins (Từ và từ nguyên) giúp sinh viên nắm được nguồn gốc của các thuật ngữ Phật học. Sinh viên làm quen cách phân tích từ nguyên, từ căn trong tiếng Sanskrit và Pāḷi và các thuật ngữ được định nghĩa theo Tam tạng.

ENG332 The Questions of King Milinda (Mi-tiên vấn đáp) giúp sinh viên tiếp cập Kinh Mi-tiên vấn đáp phiên bản tiếng Anh qua 200 chủ đề Phật học. Sinh viên nắm rõ bối cảnh ra đời, vị trí và tầm quan trọng bản kinh, hiểu sâu các ẩn dụ, ví dụ, pháp số và các khái niệm pháp trong kinh này.

ENG333 Composition Skills (Kỹ năng viết bài văn tiếng Anh) cung cấp bài giảng tóm tắt, bài phân tích mẫu và bài thực hành theo hướng dẫn của giảng viên, hướng dẫn từng bước trong quy trình viết bài văn tiếng Anh gồm tìm ý, lập dàn ý, viết và hiệu đính các thể loại văn khác nhau như so sánh – đối chiếu, nguyên nhân – hậu quả, thực trạng – giải pháp, và văn nghị luận. Các đề tài viết văn bao gồm các vấn đề xã hội đương đại và quan điểm của Phật giáo trong cách nhìn nhận và giải quyết các vấn đề đó.

ENG334 Public Speaking (Diễn thuyết trước công chúng) cung cấp cho sinh viên các kiến thức cơ bản để diễn đạt trước công chúng bằng tiếng Anh. Sinh viên sẽ chọn chủ đề phù hợp, phân tích đối tượng người nghe, chọn lọc tài liệu tham khảo, thuyết phục người nghe, sắp xếp ý tưởng, bắt đầu và kết thúc bài nói chuyện trước công chúng.

ENG401 Teaching English as a Second Language (Phương pháp giảng dạy tiếng Anh như ngôn ngữ thứ hai) cung cấp bài giảng lý thuyết tóm tắt, trình bày cơ sở lý luận giảng dạy cơ bản, phương pháp soạn giáo án, kèm theo bài giảng mẫu các kỹ năng gồm dạy từ vựng, văn phạm, dạy kỹ năng nghe, nói, đọc, viết tiếng Anh và các cách đánh giá kết quả học tập. Sinh viên phải thực hành soạn thảo giáo án của một buổi dạy hoàn chỉnh và thực hiện bài giảng trực tiếp trên lớp dưới sự nhận xét, chỉnh sửa, đánh giá của giảng viên.

ENG402 Bilingual Translation (Biên phiên dịch song ngữ) giới thiệu lý thuyết biên phiên dịch tại lớp và thực tập dịch các văn bản từ tiếng Anh sang tiếng Việt và ngược lại. Sinh viên có dịp gặp gỡ người nước ngoài và dịch trực tiếp các phần phỏng vấn người nước ngoài trong lớp học.

ENG404 Studies in Vajracchedikā Prajñāpāramitā Sūtra (Nghiên cứu Kinh Kim cang) giúp sinh viên tiếp cận Kinh Kim Cang phiên bản tiếng Anh. Qua đó, nắm vững giá trị của trí tuệ như kim cang, phá các loại tà kiến, thấy rõ chúng sanh vốn không có tự tánh, thấy ngoại cảnh duyên sinh như mộng như huyễn. Từ đó, hàng phục vọng tâm, an trụ tâm bồ-đề tâm.

ENG406 Sutra of 42 Sections (Kinh Tứ thập nhị chương) giúp sinh viên tiếp cận Kinh Tứ thập nhị chương phiên bản tiếng Anh gồm lịch sử phát triển của Phật giáo từ Ấn Độ sang Trung Hoa giai đoạn đầu. Môn này giúp sinh viên nắm được Phật pháp căn bản của Phật giáo Nguyên thủy và Đại thừa.

ENG407 How to Write a Research Paper (Kỹ năng viết luận văn tiếng Anh) cung cấp lý thuyết cơ bản về các phương pháp nghiên cứu khoa học kể cả định tính và định lượng, cấu trúc một bài nghiên cứu khoa học viết bằng tiếng Anh và các bước tiến hành bao gồm xây dựng mục đích và câu hỏi nghiên cứu, thiết kế phương pháp lấy mẫu, tập hợp nguồn dữ liệu. Tăng Ni sinh từng bước được giảng viên hướng dẫn cách chọn đề tài, đọc và ghi chú dữ liệu, cách thu thập mẫu, trình bày và phân tích dữ liệu và hoàn thiện luận văn tiếng Anh chính thức.

ENG408 Saddharma Puṇḍarīka Sūtra (Kinh Pháp hoa) giúp sinh viên tiếp cận Kinh Pháp Hoa phiên bản tiếng Anh. Sinh viên học lịch sử bản kinh, nguồn gốc, những tư tưởng cốt lõi của kinh để không chỉ hữu ích trong việc tu tập của bản thân mà còn hữu dụng trong việc hoằng pháp độ sanh.

ENG409 Introduction to Mahāyāna Buddhism (Đại cương Phật giáo Đại thừa) cung cấp những kiến thức cơ bản Phật giáo Đại thừa gồm nguồn gốc, hình thành và phát triển của Phật giáo Đại thừa, lý tưởng Bồ-tát, bát- nhã và tánh không, Như Lai tạng và Phật tánh; A-lại-da và duy thức, mật tông.

ENG410 Introduction to Theravāda Buddhism (Đại cương Phật giáo Nguyên thủy) cung cấp cho sinh viên kiến thức căn bản về lịch sử, tư tưởng và cách hành trì của Phật giáo Nguyên thủy từ thời Đức Phật đến nay. Môn này khuyến khích sinh viên tìm hiểu tình hình thực tế của Phật giáo nguyên thủy trên thế giới hiện nay.

Chương trình đào tạo Thạc sĩ
Chương trình đào tạo Tiến sĩ
Học tập và Nghiên Cứu
Cơ hội sau khi tốt nghiệp

- Nhờ có khả năng về ngôn ngữ Tiếng Anh cũng như Tiếng Anh chuyên ngành AVPP, SV có thể nhận học bổng tiếp tục học lên thạc sĩ, tiến sĩ ở các nước như Ấn Độ, Tích Lan, Miến Điện, Thái Lan, Singapore, Úc.

- Có thể phụ vụ trong công các dịch thuật các tác phẩm Phật học song ngữ Anh Việt, tham dự các hội thảo quốc tế bằng tiếng Anh.

- SV chuyên ngành AVPP, sau khi tốt nghiệp có thể tham gia giảng dạy chuyên môn AVPP tại các trường trung cấp và sơ cấp Phật học trong hệ thống giáo dục của Phật giáo.

Hoạt động sinh viên
Sách và Tài liệu