Khoa Phật giáo Việt Nam

Ban chủ nhiệm khoa

BAN CHỦ NHIỆM KHOA QUA CÁC THỜI KỲ

Ban chủ nhiệm khoa 2022-2027

Trưởng khoa: TT.TS. Thích Phước Đạt

Phó khoa: TT.TS. Thích Hạnh Tuệ

SC.TS. Thích Nữ Tuệ Châu

Ban chủ nhiệm khoa 2020-2022

Trưởng khoa: TT.TS. Thích Phước Đạt

Phó khoa: ĐĐ.TS. Thích Hạnh Tuệ;

SC.TS. Thích Nữ Tuệ Châu

Ban chủ nhiệm khoa 2009-2019

Trưởng khoa: TT.TS. Thích Phước Đạt

Phó khoa: SC.TS. Thích Nữ Tuệ Châu

 

Ban chủ nhiệm khoa 2006-2009

Trưởng khoa: TT.TS. Thích Đồng Bổn

Phó khoa: TT.TS. Thích Phước Đạt

Các giảng viên tiêu biểu

TT.TS. Thích Phước Đạt

TT.TS. Thích Đồng Văn

TT.TS. Thích Thiện Hạnh

TT.TS. Thích Trí Định

TT. Thích Tâm Hải

ĐĐ.TS. Thích Hạnh Tuệ

ĐĐ.ThS. Thích Thanh Lợi

ĐĐ.TS. Thích Giác Nhường

SC.TS. Thích Nữ Tuệ Châu

SC.TS. Thích Nữ Thanh Quế

SC.ThS. Thích Nữ Thanh Toàn

GS. Nguyễn Khắc Thuần

TS. Phạm Anh Dũng

PGS.TS. Trần Hồng Liên

ThS. Võ Văn Tường

PGS.TS. Đoàn Thu Vân

PGS.TS. Nguyễn Công Lý

TS. Trần Minh Hường

PGS.TS. Đặng Văn Thắng

PGS. TS. Lê Cung

PGS.TS. Lê Quang Trường

TS. Lương Thị Thu Hường

Giới thiệu khoa

Khoa Phật giáo Việt Nam (PGVN) là một trong sáu Khoa thành lập đầu tiên vào năm 2006. Hầu hết giảng viên của Khoa PGVN là những Giáo sư, Phó giáo sư, Tiến sĩ đến từ các trường đại học uy tín, có thâm niên trong giảng dạy, nghiên cứu và trình độ chuyên môn vững vàng. Theo đường hướng giảng dạy Kinh, Luật, Luận chung của Học viện, Khoa PGVN chú trọng đào tạo chuyên sâu về Kinh, Luận của các bậc Tổ sư, Thiền sư người Việt Nam và về văn hóa, văn học, lịch sử, tư tưởng Phật giáo Việt Nam, giúp Tăng Ni sinh viên không những vững vàng về Phật học mà còn am hiểu về lịch sử, văn hóa, văn học Phật giáo nước nhà.

Mục tiêu đào tạo

Khoa Phật Giáo Việt Nam đào tạo chuyên sâu về kinh, luận, lịch sử, văn học, văn hóa, tư tưởng PGVN. Tăng Ni sinh viên sau khi tốt nghiệp học viện có thể tham gia cống hiến trong các Ban, Viện Trung ương, Ban Trị sự các cấp giáo hội, đảm nhiệm trủ trì các tự viện hoặc tiếp tục học lên Thạc sĩ, Tiến sĩ Phật học và các ngành khác.

Chương trình đào tạo Đại học

SỐ TÍN CHỈ, THỜI GIAN HỌC VÀ THI CỬ:

Số tín chỉ tối thiểu: 129 TC.

Thời gian học: 3-4 năm.

Các môn lý thuyết: 1 bài thu hoạch và 1 bài thi viết tại lớp.

CHƯƠNG TRÌNH HỌC CHI TIẾT

CTĐT: Hệ Đại học (ID= 9): Khoa Phật Giáo Việt Nam (ID=10)

MÔ TẢ MÔN HỌC

VNB300 Văn học Phật giáo Việt Nam trước TK X cung cấp cho sinh viên những tri thức cơ bản về văn học Phật giáo Việt Nam từ khởi thủy đến đầu thế kỷ thứ X gồm đặc điểm và thành tựu văn học. Môn này giới thiệu những tác gia, tác phẩm tiêu biểu.

VNB301 Văn học Phật giáo Việt Nam thời Lý-Trần giới thiệu các thể loại, các tác giả tiêu biểu, nội dung, nghệ thuật của Phật giáo thời Lý và Trần tại Việt Nam. Sinh viên sẽ so sánh văn học Phật giáo giai đoạn này với văn học Nho gia cùng thời.

VNB310 Khảo cổ học Phật giáo Việt Nam trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về khảo cổ học tôn giáo và khảo cổ học Phật giáo Việt Nam. Khảo cổ học tôn giáo tìm hiểu về khái niệm về khảo cổ học, các phương pháp nghiên cứu khảo cổ học và phương pháp giám định cổ vật. Khảo cổ học Phật giáo Việt Nam giới thiệu kiến trúc thờ tự và khảo cổ học PGVN qua 10 thế kỷ đầu công nguyên, thời Lý - Trần, Lê - Mạc, Nguyễn và văn hóa Óc Eo và Chămpa.

VNB311 Khóa hư lục giới thiệu hành trạng sự nghiệp Trần Thái Tông, nội dung tư tưởng thiền học và thế giới nghệ thuật của Khóa hư lục. Theo đó, sinh viên biết cách vận dụng nghiên cứu về văn học Phật giáo Việt Nam thời Lý - Trần.

VNB312 Lịch sử báo chí Phật giáo Việt Nam giới thiệu quá trình hình thành và phát triển báo chí Phật giáo Việt Nam và đặc trưng của báo chí Phật giáo trong các thời kỳ (tiền chấn hưng; 1929-1945; 1946-1975; 1975-nay).

VNB313 Trúc Lâm tông chỉ nguyên thanh giới thiệu tinh hoa tư tưởng Phật giáo Đại thừa, so sánh dị biệt với tư tưởng đạo Nho. Sinh viên tiếp cận tinh hoa tư tưởng Phật giáo Việt Nam dưới góc nhìn đa chiều của các thiền sư, danh sĩ tri thức bậc nhất Việt Nam.

VNB314 Tam Tổ thực lục cung cấp cho sinh viên những tri thức cơ bản về hành trạng của Trần Nhân Tông, Pháp Loa, Huyền Quang, có công thống nhất Phật giáo trong giai đoạn cực thịnh đời Trần. Học môn này, sinh viên nắm vững tôn chỉ và sinh hoạt Phật giáo Việt Nam vào thời Trần đóng góp tích cực vào công cuộc xây dựng và phát triển đất nước.

VNB315 Thiền uyển tập anh giới thiệu bối cảnh xã hội hình thành tác phẩm này, tác giả, cấu trúc, nội dung tư tưởng, hình thức nghệ thuật, thể loại tác phẩm và vị trí của nó trong kho tàng văn học Việt Nam nói chung, văn học Phật giáo Việt Nam nói riêng.

VNB321 Thánh đăng ngữ lục giới thiệu bối cảnh xã hội hình thành tác phẩm này, tác giả, nội dung tư tưởng tác phẩm, hình thức nghệ thuật, thể loại tác phẩm và vị trí của tác phẩm này trong Văn học Phật giáo Việt Nam. VNB400 Văn học Phật giáo Việt Nam thời hiện đại giới thiệu sinh viên về bối cảnh lịch sử, xã hội và văn học cũng như đặc trưng của VHPGVN hiện đại.

VNB408 Nghi lễ Phật giáo Việt Nam giới thiệu khái niệm nghi lễ, yêu cầu, điều kiện, tiêu chí khi cử hành nghi lễ Phật giáo Việt Nam trong tương quan với các yếu tố văn hóa dân gian, bản địa.

VNB409 Tư tưởng Phật giáo Việt Nam giới thiệu khái niệm, nguồn gốc và đặc trưng của tư tưởng Phật giáo Việt Nam qua các thời kỳ trong mối tương quan với tư tưởng Phật giáo ở các quốc gia khác như Ấn Độ, Trung Quốc. Học môn này, sinh viên hiểu được các xu hướng tư tưởng Phật giáo Việt Nam và sự giao thoa, dung hợp, tiếp biến giữa tư tưởng Phật giáo với tín ngưỡng bản địa Việt Nam.

VNB410 Văn bia PGVN giới thiệu nguồn gốc văn bia Hán Nôm Việt Nam qua các thời kỳ Bắc thuộc, Đinh, Lý, Trần, Lê, Mạc - Lê Trung hưng - Tây Sơn, Nguyễn.

VNB411 Phong trào chấn hưng Phật giáo Việt Nam khái quát về công cuộc chấn hưng Phật giáo ở Việt Nam giai đoạn 1920-1945, làm rõ bối cảnh chính trị và văn hóa tạo tiền đề cho công cuộc chấn hưng Phật giáo ở 3 miền Bắc kỳ, Trung kỳ và Nam kỳ. Môn học giới thiệu một số nhân vật tiêu biểu trong phong trào và những tư tưởng chủ yếu của phong trào.

VNB412 Tuệ Trung thượng sĩ ngữ lục giới thiệu quan điểm thiền học và Phật học của Tuệ Trung trong tiến trình phát triển văn học Phật giáo Việt Nam.

VNB420 Văn học Phật giáo thời Lê - Nguyễn giới thiệu văn học Phật giáo thời Lê - Nguyễn, Phật giáo thế kỷ XV - XVII (Lê sơ, Mạc, Nam Bắc phân tranh), Phật giáo thế kỷ XVIII - XIX (Lê trung hưng - Chúa Nguyễn, Tây Sơn, nhà Nguyễn) và một số tác phẩm, tác giả lớn của bộ phận văn học Phật giáo thời Lê - Nguyễn gồm Hương Hải Thiền sư, Chân Nguyên Thiền sư, Toàn Nhật Thiền sư, Hải Lượng Thiền sư Ngô Thì Nhậm.

VNB421 Phật giáo Việt Nam sau 1945 cung cấp cho sinh viên về tình hình Phật giáo Việt Nam sau năm 1945; tổ chức và hoạt động của Phật giáo miền Bắc (1954- 1975), tổ chức và hoạt động của Phật giáo miền Nam (1954-1975), cuộc vận động của Phật giáo Việt Nam vì bình đẳng tôn giáo năm 1963, Phật giáo miền Nam với phong trào độc lập dân tộc, hòa bình (1964-1975) và Phật giáo Việt Nam từ 1975 đến nay.

VNB422 Danh Tăng Việt Nam cận hiện đại giới thiệu tiểu sử chư vị cao Tăng tiêu biểu của Phật giáo Việt Nam trong thế kỷ XX và những đóng góp to lớn của họ trong sự nghiệp chấn hưng, bảo vệ đạo pháp, dân tộc.

VNB430 Mỹ thuật và kiến trúc Phật giáo Việt Nam cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về kiến trúc và những đặc điểm chung của kiến trúc Phật giáo Việt Nam qua từng thời kỳ. Môn này giúp sinh viên tìm hiểu kiến trúc xây dựng của một số ngôi chùa nổi tiếng ở ba miền gồm bố cục tổng thể, kiến trúc không gian chính, không gian phụ, kết cấu, nội thất và tháp.

VNB431 Văn hóa Phật giáo Việt Nam khái quát sự hình thành và phát triển của văn hóa Phật giáo, văn hóa Việt Nam và văn hóa Phật giáo Việt Nam. Môn này tìm hiểu những giá trị văn hóa Phật giáo Việt Nam qua con đường hòa bình, đã thâm nhập văn hóa các dân tộc châu Á và trên thế giới, tạo nên nền tảng đạo đức, phong tục và tập quán.

Chương trình đào tạo Thạc sĩ
Chương trình đào tạo Tiến sĩ
Học tập và Nghiên Cứu
Cơ hội sau khi tốt nghiệp

Tăng Ni sinh sau khi tốt nghiệp học viện có thể giảng dạy trong các trường sơ cấp, trung cấp Phật học, Học viện hoặc tiếp tục nghiên cứu học tập lên các bậc học cao hơn hay tham gia hoạt động Phật sự của GHPGVN.

Hoạt động sinh viên
Sách và Tài liệu